• gggg_67af9c1ebb
  • 7_fc19a8f14e
  • TANUYEN2_94f320dc9a
  • TAU2_0e1f9c8391
  • 5_a2ca8e4da3
  • 4_1572ca87ff
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Ngày 21/5, tại huyện Tân Uyên, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Đồng chí Hà Trọng Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Đặng Văn Châu, Giám đốc Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đồng chí Bùi Huy Phương, Phó chủ tịch UBND huyện Tân Uyên chủ trì Hội nghị. Dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các cơ, ban, ngành, đoàn thể liên quan, UBND các huyện, thành phố, UBND một số xã của huyện Than Uyên, đại diện các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân trực tiếp liên quan đến sản xuất nông nghiệp hoặc có nhu cầu quan tâm đến phát triển nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn các huyện, thành phố.

Ảnh: Quang cảnh Hội nghị

Tại Hội nghị, đồng chí Đặng Văn Châu - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông qua báo cáo khái quát tình hình phát triển nông nghiệp nông thôn; quán triệt, triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp của Chính phủ và Nghị quyết của HĐND tỉnh. Giai đoạn 2016 - 2020, cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, tốc độ tăng trưởng đạt khá, giá trị sản xuất tăng bình quân 5 - 6%/năm. Diện tích gieo trồng cây lương thực đều tăng hàng năm; người dân chú trọng đầu tư thâm canh nên năng suất cây trồng tăng. An ninh lương thực đảm bảo và có một phần sản phẩm nông nghiệp bán ra thị trường ngoài tỉnh. Phát triển nhanh vùng chè tập trung chất lượng cao vùng chè nguyên liệu gắn với xây dựng nhà máy chế biến. Chăn nuôi dần thay đổi từ phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông sang chăn nuôi có kiểm soát. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai đồng bộ, quyết liệt; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư phát triển. Đời sống vật chất, tinh thần của nông dân, nông thôn được quan tâm.

Mặc dù đạt những kết quả tích cực nhưng xét về tiềm năng, lợi thế, sản xuất nông nghiệp của tỉnh chưa tương xứng; chưa có sản phẩm chủ lực, khả năng cạnh tranh các mặt hàng nông sản còn thấp. Chính sách hỗ trợ chỉ tập trung trong khâu sản xuất; nhiều chính sách được ban hành, tuy nhiên nguồn lực thực hiện hạn chế phải sử dụng lồng ghép các nguồn vốn. Tại hội nghị đã triển khai các chính sách của Chính phủ và nghị quyết của HĐND tỉnh về phát triển nông nghiệp, nông thôn đến các cấp chính quyền, các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân. 

Tại hội nghị đồng chí Bùi Huy Phương, Phó chủ tịch UBND huyện Tân Uyên cũng đã khái quát về bước tranh nông nghiệp của huyện theo đó nhờ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, tỉnh, do đó huyện Tân Uyên đã triển khai có hiệu quả các chính sách nông nghiệp, nông thôn đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong những năm qua, thực hiện đề án trồng chè huyện đã trồng mới 1.361,8 ha, nâng tổng diện tích chè toàn huyện lên 3.100 ha, sản lượng chè búp tươi đạt 17.500 tấn, hiện nay trên địa bàn huyện có bốn nhà máy bao tiêu sản phẩm bên cạnh đó huyện còn trồng cây mắc ca với diện tích 609,8 ha, và 30ha chanh leo, trên 20ha chuối, hình thành và phát triển vùng nuôi cá lồng lòng hồ thủy điện; năm 2020 tổng diện tích nuôi thủy sản đạt 130 ha, tổng sản lượng đạt 500 tấn.

Đại diện các sở, ngành tỉnh, công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, huyện, thành phố chia sẻ một số vướng mắc, khó khăn trong thực hiện, triển khai các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, nông thôn cũng như liên kết sản xuất, mở rộng thị trường đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp. Theo đó, đề xuất UBND tỉnh, các sở, ngành liên quan hỗ trợ các hợp tác xã, công ty, doanh nghiệp tham gia và tổ chức thêm nhiều chương trình xúc tiến thương mại; hỗ trợ, cấp đất hợp tác xã xây dựng trụ sở, gian hàng trưng bày sản phẩm tại các huyện, thành phố; hỗ trợ kinh phí thực hiện chứng nhận sản phẩm, vùng chè; thành lập Hiệp hội các doanh nghiệp nông nghiệp; sớm cụ thể hóa các nội dung hỗ trợ phát triển lâm nghiệp, ban hành hướng dẫn thực hiện Đề án xây dựng nông thôn mới tại một số bản trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2020 - 2025...

Ảnh: Công ty Cổ Phần Trà Tam Đường phát biểu tại Hội nghị

Đồng chí Hà Trọng Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã trực tiếp giải đáp, làm rõ những vướng mắc, ý kiến của các huyện, thành phố trong triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển rừng, chè, đất sản xuất nông nghiệp, thị trường nuôi cá lồng. Đối với các ý kiến liên quan đến nâng cao giá trị cũng như xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, chất lượng sản phẩm; xúc tiến đầu tư; đất xây dựng trụ sở cho hợp tác xã... đại diện lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công thương nhấn mạnh sẽ phối hợp và tạo điều kiện tốt nhất, làm cầu nỗi, hỗ trợ để các doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận, kết nối với các đơn vị quản lý, bao tiêu, sản xuất kinh doanh trong nước cũng như xây dựng nhãn hiệu sản phẩm, tiếp cận các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp liên quan đến ngành. 

Ảnh: Đồng chí Hà Trọng Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh kết luận Hội nghị

Kết luận Hội nghị, đồng chí Hà Trọng Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh tiếp thu các ý kiến, kiến nghị của các doanh nghiệp, công ty, hợp tác xã, đồng thời nhấn mạnh: qua Hội nghị là cơ sở, điều kiện để UBND tỉnh nắm bắt lại những vướng mắc, tồn tại, nhìn nhận sâu hơn những chính sách đã ban hành. Nhìn chung, các chính sách chưa tiếp cận nhiều đến các đơn vị, doanh nghiệp trong quá trình thực hiện và có những cách hiểu khác nhau, tổ chức triển khai chưa thống nhất, hiệu quả. UBND tỉnh sẽ có chỉ đạo sâu sát hơn, tổ chức rà soát lại để chỉnh sửa, bổ sung phù hợp. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị các sở, ngành liên quan theo phân cấp nhiệm vụ được giao tổng hợp những ý kiến, kiến nghị của các đơn vị, địa phương để có hướng dẫn cụ thể, tháo gỡ kịp thời vướng mắc, khó khăn. Các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã phối hợp chặt chẽ, đầu tư danh mục sản phẩm tỉnh ban hành, đi theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung để tăng giá, cơ quan chủ trì tổng hợp, nghiên cứu, trình UBND tỉnh, Ban Thường vụ trong cuộc họp tới.
Trước đó, các đại biểu đã đi tham quan thực địa mô hình dổi xanh trồng xen chè tại xã Phúc Khoa; chăn nuôi gia súc tập trung, chanh leo tại thị trấn Tân Uyên; trồng chuối tại xã Pắc Ta và nuôi ong tại xã Hố Mít. Qua đó các đại biểu đều nhận thấy việc triển khai các mô hình, dự án của huyện Tân Uyên đồng bộ, đem lại hiệu quả kinh tế cao, là kinh nghiệm để các huyện, thị học tập

Một số hình ảnh thăm quan thực tế

Ảnh: Mô hình giổi xanh trồng xen chè tại xã Phúc Khoa

Ảnh: Mô hình chăn nuôi tại thị trấn

Ảnh: Mô hình chanh leo

Ảnh: Mô hình chuối xuất khẩu tại pắc Ta

Ảnh: Mô hình nuôi ong tại xã Hố Mít



Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT tỉnh mà bạn quan tâm nhất?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 271
Hôm qua : 747