• gggg_67af9c1ebb
  • 7_fc19a8f14e
  • TANUYEN2_94f320dc9a
  • TAU2_0e1f9c8391
  • 5_a2ca8e4da3
  • 4_1572ca87ff
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chăn nuôi Trâu Bò áp dụng khoa học cho thu nhập cao trên 190 triệu đồng

  Là một trong những hộ đầu tiên ở huyện Tân Uyên áp dụng thành công kỹ thuật nuôi Trâu, Bò sinh sản quy mô nông hộ sử dụng đệm lót sinh học bảo vệ môi trường. Với diện tích chuồng nuôi 150 mét vuông, trung bình mỗi năm, nuôi 15 con Trâu, 35 con Bò, gia đình anh Nguyễn Duy Huy ở Tổ dân phố 5, thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên đã cho thu nhập từ 168 đến 192 triệu đồng từ bán Bê, Nghé giống. Từ hiệu quả, mô hình này đã được các hộ dân trong và ngoài huyện đến học tập và làm theo. 


     
Ảnh: Mô hình chăn nuôi của gia đình Anh Nguyễn Duy Huy ở Tổ dân phố 5, thị trấn Tân Uyên
 

Nhận thấy kỹ thuật nuôi Trâu Bò nhốt chuồng không khó, vốn đầu tư nhỏ, chủ động trong các khâu chăm sóc, vỗ béo, không phụ thuộc vào nguồn thức ăn ngoài tự nhiên, mà hiệu quả kinh tế cao. Nên anh Nguyễn Duy Huy đã vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, chuyển đổi một phần đất trồng Chè của gia đình sang chăn nuôi Trâu Bò nhốt chuồng và làm mô hình VAC. Được Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tân Uyên cử cán bộ xuống nhà hỗ trợ kỹ thuật sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi, hướng dẫn sử dụng chế phẩm EM. Năm 2018, gia đình nuôi 7 con cả Trâu và Bò, đến nay đàn Trâu, Bò của gia đình anh có trên 50 con gồm 35 Bò và 15 Trâu sinh sản. Số Bê, Nghé được sinh ra hàng năm từ 28 đến 32 con, sau 6 tháng tuổi xuất chuồng làm giống. Giá mỗi con từ 6 đến 7 triệu đồng, một năm gia đình anh thu được từ 168 đến 192 triệu đồng từ bán Bê, Nghé giống.  Anh Nguyễn Duy Huy ở Tổ dân phố 5, thị trấn Tân Uyên chia sẻ:  Thời gian qua, căn cứ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, nên hiệu quả kinh tế ổn định hơn so với chăn nuôi truyền thống. Lúc đầu tiên có 3 con, dần dần sinh sản ra, hiệu quả kinh tế ổn định, không phải khó khăn như trước, từ việc chăn nuôi có hiệu quả anh đã có cuộc sống ổn định hơn, no cho con cái ăn học đầy đủ.  
 Kỹ thuật nuôi Trâu, Bò sinh sản quy mô nông hộ sử dụng đệm lót sinh học bảo vệ môi trường được áp dụng cho tất cả các hộ chăn nuôi Trâu, Bò trên địa bàn tỉnh. Kỹ thuật dễ làm, không đòi hỏi kỹ thuật cao, mọi người đều có thể làm được. Ưu điểm là giảm mùi hôi chuồng trại, loại trừ các mầm bệnh có hại; hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm bệnh tật, giảm công lao động, giảm chi phí, góp phần tăng thu nhập cho người chăn nuôi. Từ đó, từng bước thay đổi phương pháp chăn nuôi truyền thống; hướng tới chăn nuôi tập trung, an toàn, hiệu quả, bền vững…tạo ra các sản phẩm an toàn, chất lượng, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng. Ông Vũ Đức Ngọc - Chi hội trưởng Chi hội nông dân TDP5, thị trấn Tân Uyên cho biết: Hội viên nông dân Huy là một hội viên đã năng nổ, vượt khó, đi lên từ 2 bàn tay trắng, rất chăm chỉ lao động từ trồng Ngô, nuôi Cá, chăn nuôi Trâu Bò, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Không những vậy anh còn tham gia đầy đủ các phong trao thi đua do cấp trên phát động. Cùng với đó giúp đỡ, giúp đỡ người dân trong TDP về cách chăn nuôi áp dụng khoa học vào sản xuất, chăn nuôi Trâu, Bò.
Không những thành công từ mô hình chăn nuôi Trâu, Bò, anh Huy còn là một tấm gương vượt khó làm giàu. Mặc dù khuyết tật, nhưng anh vẫn nỗ lực triển khai làm mô hình VAC trồng Ngô, Chè và chăn nuôi Cá, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Anh xứng đáng là một trong những hội viên nông dân điển hình của thị trấn Tân Uyên trong làm kinh tế giỏi./.
 


 


Tác giả: Nguyễn Thường
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Bản đồ
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT tỉnh mà bạn quan tâm nhất?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 241
Hôm qua : 348