• gggg_67af9c1ebb
  • 7_fc19a8f14e
  • TANUYEN2_94f320dc9a
  • TAU2_0e1f9c8391
  • 5_a2ca8e4da3
  • 4_1572ca87ff
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phối hợp giữ vững chủ quyền biên giới

Nhằm huy động sức mạnh nhân dân trong bảo vệ đường biên, mốc giới, thực hiện "Ngày Biên phòng toàn dân", thời gian qua Bộ đội biên...

Theo đó, BĐBP tỉnh đã phối hợp với Ủy ban Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh chủ động xây dựng các kế hoạch, hướng dẫn để quán triệt, thực hiện Quyết định số 16 ngày 22/02/1989 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về ngày Biên phòng toàn dân (3/3) hằng năm; Kế hoạch số 1970 ngày 25/12/2015 của UBND tỉnh Lai Châu về triển khai thực hiện Chỉ thị số 01 ngày 09/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới; Chương trình phối hợp số 1249 ngày 3/9/2015 giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh với BĐBP tỉnh giai đoạn 2015 – 2020 tới Mặt trận Tổ quốc cấp huyện, xã và các đơn vị trong BĐBP tỉnh.

Đồng thời, phối hợp chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở và các ban, ngành, đoàn thể địa phương tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân được 3.993 buổi với 23.085 lượt người nghe; kết hợp đa dạng các hình thức tuyên truyền vận động như trình chiếu, tuyên truyền tập trung, tuyên truyền đến từng hộ gia đình, tuyên truyền cá biệt, khẩu hiệu, tờ rơi. Hiệu quả nhất là đã phối hợp với các xã duy trì thường xuyên 10 đài truyền thanh với mỗi tuần 1 số/60 phút/đài. Nội dung tuyên truyền chủ yếu tập trung vào Ngày Biên phòng toàn dân; phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới; quy chế khu vực biên giới đất liền; 3 văn kiện pháp lý về biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc; Luật Biên giới quốc gia; Luật Phòng chống ma túy; Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo...; vận động đồng bào các dân tộc không tin, không nghe theo luận điệu xuyên tạc của kẻ xấu lôi kéo di cư tự do; kịp thời phát hiện, tuyên truyền nhằm nhân rộng những tập thể, cá nhân điển hình trong thực hiện phong trào quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc và an ninh trật tự thôn, bản.... Qua đó, đã góp phần nâng cao nhận thức về mọi mặt cho đồng bào các dân tộc trong nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, chủ động đề phòng, đấu tranh ngăn chặn và xử lý có hiệu quả mọi vấn đề xảy ra trên biên giới và địa bàn.

Tham gia xây dựng cơ sở chính trị - xã hội, góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, từ năm 2009 đến nay, BĐBP đã cử hàng trăm cán bộ tăng cường cho các xã biên giới. Đã giới thiệu gần 100 đảng viên về tham gia sinh hoạt tại các chi bộ thôn bản để nâng cao chất lượng củng cố tổ chức chính trị xã hội thôn bản. Phân công 315 đảng viên phụ trách 1.948 hộ gia đình hỗ trợ phát triển kinh tế, giảm nghèo; 22 đồng chí cán bộ tăng cường cho 23 xã biên giới giữ các chức danh trong cấp ủy; 12 đồng chí là đại biểu hội đồng nhân dân các cấp. Tham mưu bồi dưỡng tạo nguồn được hàng nghìn quần chúng ưu tú để phát triển đảng; đề xuất thay thế, bổ sung hàng trăm cán bộ xã, bản; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các tổ chức đoàn thể; nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền; củng cố hệ thống chính trị cơ sở ngày càng vững mạnh.

BĐBP đã phối hợp và trực tiếp cùng hệ thống chính trị cơ sở tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, chương trình 135/CP giai đoạn II, chương trình 30a/CP, chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững. Các phong trào,  cuộc vận động, chương trình, các mô hình “Dân vận khéo” như “Nâng bước em đến trường”, “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, “Bò giống cho người nghèo nơi biên giới”, “Cả nước chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau”, “BĐBP chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Mái ấm chiến sĩ nơi biên giới”, “Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới”… được triển khai rộng khắp, mang lại hiệu quả thiết thực. Nhất là các mô hình chăn nuôi gia súc tập trung tại xã Ma Ly Pho; nuôi dê sinh sản ở xã Vàng Ma Chải, Pa Vây Sử, Mồ Sì San; nuôi cá hồi, cá tầm tại xã Pa Vây Sử; nuôi lợn nái sinh sản, trồng chuối thương phẩm xã Huổi Luông; trồng địa lan, nuôi trâu sinh sản xã Sin Suối Hồ; giúp đồng bào La Hủ và Mảng trồng lúa nước ở các xã Hua Bum, huyện Nậm Nhùn; xã Pa Ủ, Tá Bạ, Pa Vệ Sủ, Thu Lũm huyện Mường Tè. Từ các mô hình, nhân dân các xã vùng biên vốn quen với tập quán canh tác lạc hậu phụ thuộc vào thiên nhiên và sản xuất manh mún thì nay đã biết trồng lúa nước 2 vụ, đưa cây, con có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất; áp dụng khoa học kỹ thuật; sản xuất nông nghiệp hàng hóa để từng bước làm giàu...

BĐBP tỉnh còn xây dựng hàng trăm ngôi nhà đại đoàn kết tặng cho các gia đình chiến sĩ và các hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang sinh sống ở địa bàn biên giới. Phối hợp khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho nhiều đối tượng, tuyên truyền vận động nhân dân không xuất, nhập cảnh trái phép, kế hoạch hóa gia đình, phòng chống dịch bệnh; động viên đồng bào tích cực tham gia vào các hoạt động của các tổ chức đoàn thể xã hội.

Phối hợp tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện tốt nhiệm vụ củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện có hiệu quả một số chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; tham gia xóa mù chữ, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, góp phần củng cố, tăng cường khối đoàn kết toàn dân. Tham mưu cho chính quyền các cấp chỉ đạo lực lượng dân quân, công an xã phối hợp với các đồn biên phòng tuần tra biên giới, giải quyết được hàng trăm vụ liên quan đến biên giới và gây mất an ninh, trật tự ở địa bàn.

Những hành động, việc làm thiết thực đã làm chuyển biến về nhận thức tư tưởng trong đồng bào các dân tộc, làm cơ sở để tuyên truyền vận động nhân dân tham gia tự quản đường biên, mốc giới và thực hiện "Ngày Biên phòng toàn dân". Phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia”, "Ngày Biên phòng toàn dân" với nhiều mô hình sáng tạo, phù hợp được duy trì tổ chức hiệu quả gắn với các phong trào, cuộc vận động của Mổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội như: “Chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”. Nổi bật là các mô hình tự quản bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới được triển khai sâu rộng, thu hút đông đảo nhân dân địa phương tham gia.

Đồn Biên phòng Huổi Luông được giao nhiệm vụ quản lý 13,197km đường biên, 15 cột mốc nằm trên địa bàn xã Huổi Luông. Xã có 1.364 hộ với 7.309 nhân khẩu, phần lớn là dân tộc Hà Nhì, Mông, Dao sinh sống ở 23 bản. Trước đây, do đời sống của bà con nhiều khó khăn, trình độ dân trí cũng như nhận thức về pháp luật còn hạn chế nên thường diễn ra tình trạng người dân tự ý vượt biên trái phép qua biên giới, vi phạm Hiệp định quản lý, bảo vệ biên giới. Năm 2016, Đồn tham mưu xã thành lập 2 tổ tự quản đường biên, cột mốc tại bản Pô Tô và Na Sa Phìn, mỗi tổ có 7 thành viên. Định kỳ 2 lần/tuần, các tổ phối hợp với Đồn tuần tra bảo vệ biên giới. Hoạt động ý nghĩa của các tổ đã tạo sức lan tỏa về ý thức trách nhiệm của người dân trong xã. Đến nay, trên địa bàn xã đã thành lập được 17 tổ tự quản đường biên, cột mốc với 157 hộ dân đăng ký tham gia.

Ông Hoàng A Tạ - Tổ trưởng tổ tự quản đoạn biên giới M60-M61, cột mốc 61, bản Pô Tô, xã Huổi Luông, huyện Phong Thổ cho hay: Tổ có 16 thành viên, các thành viên đã phát huy tốt vai trò vận động nhân dân nâng cao ý thức trong việc tham gia bảo vệ đường biên, mốc giới, chủ động báo cáo tình hình địa bàn với lực lượng BĐBP. Từ đầu năm đến nay, tổ đã thực hiện được trên 30 lượt tuần tra khu vực đường biên, cột mốc, kịp thời phát hiện, cung cấp nhiều nguồn tin có giá trị giúp lực lượng BĐBP thực hiện tốt nhiệm vụ tuần tra, đấu tranh với các loại tội phạm trên tuyến biên giới.

Đến nay, toàn tỉnh đã có 63 tập thể tham gia đăng ký tự quản trên 102 km đường biên với 66 cột mốc và 2 công trình; 460 cá nhân đăng ký tham gia tự quản trên 70 km đường biên với 55 cột mốc; thành lập được 221 tổ tự quản an ninh trật tự thôn bản với 1.378 thành viên tham gia.

Có thể khẳng định, cán bộ, chiến sĩ BĐBP tỉnh đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm, đóng góp quan trọng trong công tác phối hợp giữa Bộ Chỉ huy BĐBP và Mặt trận Tổ quốc các cấp trong công tác tuyên truyền vận động nhân dân bảo vệ đường biên, mốc giới, thực hiện "Ngày Biên phòng toàn dân". Nhờ đó, đã huy động sự vào cuộc, chung sức mạnh mẽ của tất cả các tầng lớp nhân dân, góp phần giữ ổn định tuyến biên giới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Xem tin gốc tại đây.

Cập nhật ngày 11/9/2019


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT tỉnh mà bạn quan tâm nhất?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 175
Hôm qua : 499