• gggg_67af9c1ebb
  • 7_fc19a8f14e
  • TANUYEN2_94f320dc9a
  • TAU2_0e1f9c8391
  • 5_a2ca8e4da3
  • 4_1572ca87ff
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Mường Khoa: Hiệu quả bước đầu từ mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ  

Sản xuất lúa theo hướng hữu cơ tuy mới được triển khai thực hiện tại xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên vụ đầu tiên, nhưng bước đầu đã có tín hiệu khả quan, giúp bà con giảm chi phí sản xuất, an toàn sức khỏe cho người trực tiếp sản xuất.

     
    Ảnh: Diện tích 10ha lúa Séng Cù tại bản Hào Nghè xã Mường Khoa
   

Thực hiện mô hình sản xuất lúa hữu cơ, vụ Chiêm uân 2020 - 2021 có 60 hộ gia đình bản Hào Nghè tham gia, với diện tích 10ha Séng Cù. Đây là mô hình sử dụng hoàn toàn bằng phân chuồng hữu cơ và thuốc dưỡng sinh học dành cho lúa, hạn chế sử dụng phân hóa học, đặc biệt không dùng thuốc bảo vệ thực vật. Mô hình do Hợp tác xã Nông- Lâm- Thủy sản Tân Uyên phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện. Qua đó, từng bước chuyển dịch dần từ sản xuất lúa gạo thông thường sang sản xuất lúa gạo an toàn, thân thiện môi trường, hướng tới một nền nông nghiệp sạch, an toàn. Trao đổi với chúng tôi, chị Tạ Thị Bích Hoa - Phó Giám đốc HTX Nông – Lâm - Thủy sản Tân Uyên cho biết: “Phân chuồng hữu cơ là loại phân truyền thống, có tác dụng làm tơi xốp đất, giúp cho đất phục hồi dinh dưỡng, đặc biệt giúp cho cây phát triển mạnh bộ rễ. Qua thời gian khảo nghiệm sử dụng cho cây lúa cho thấy, mô hình đã giúp bà con giảm chi phí sản xuất, giảm phân hóa học nhưng năng suất vẫn ổn định, tăng lợi nhuận cho người dân”.
    

Ảnh: Người dân trao đổi kinh nghiệm trong công tác chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho lúa
    

Để giúp bà con thực hiện mô hình, Công ty thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương thăm đồng, tổ chức các buổi hội thảo đầu bờ để hướng dẫn bà con cách sử dụng theo đúng quy trình. Theo đó, trước khi gieo cấy, bà con cần bón lót từ 100kg/ha đến 120kg/ha phân chuồng hữu cơ để cải tạo đất. Sau khi gieo cấy được 3 ngày, bà con phun thuốc sinh học chuyên dùng cho lúa để giúp cây lúa phát triển mạnh, chống cỏ dại.. Khi lúa được trên 20 ngày, tiếp tục bón lần 2 phân hữu cơ cho lúa. Đến thời kỳ lúa phát triển ổn định thì lượng phân càng giảm, bà con có thể điều chỉnh tăng giảm lượng phân cho phù hợp. Những vụ tiếp theo, bà con sẽ bón giảm lượng phân lại vì phân chuồng hữu cơ còn tồn đọng trong đất sẽ làm tăng chất dinh dưỡng và độ màu mỡ cho đất. Đây là yếu tố quan trọng giúp lúa phát triển bền vững, đặc biệt là giảm chi phí sản xuất. Hiện đang là thời điểm cây lúa đứng bông, bà con Nhân dân phấn khởi vì đã thấy được hiệu quả bước đầu của cây lúa mang lại. Anh Lò Văn Ún - Bản Hào Nghè chia sẻ: “Gia đình anh tham gia thực hiện mô hình, đối chứng giữa diện tích lúa làm theo cách truyền thống và diện tích lúa sử dụng phân chuồng hữu cơ anh thấy có sự khác biệt nhiều. Bông lúa dài, lúa chắc hạt, thân cây cứng và ít sâu bệnh, khi gặp mưa lớn cây lúa không bị đổ ngã”. 
  

 

Ảnh: Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh, lãnh đạo UBND huyện thăm quan mô hình lúa của người dân
   

Hiệu quả bước đầu của mô hình đã từng bước làm thay đổi phương thức sản xuất của nông dân khi hiện nay tình trạng lạm dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác đã ảnh hưởng đến môi trường sống, phát sinh nhiều hệ lụy cho sức khỏe cộng đồng. Qua thực hiện mô hình, nhiều bà con đã thay đổi nhận thức trong quá trình canh tác lúa theo hướng an toàn. Vụ Chiêm Xuân năm nay, một số bà con thực hiện thí điểm mô hình sử dụng phân chuồng hữu cơ và thuốc sinh học chuyên dùng cho lúa bước đầu thấy kết quả khả quan, bà con rất phấn khởi. Nếu so sánh với vụ trước sử dụng phân hóa học thì năng suất lúa cũng tương đương nhưng khi thực hiện mô hình đã mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe và an toàn môi trường sống cho cộng đồng. Vụ tới, xã Mường Khoa tiếp tục tuyên truyền, vận động nông dân sản xuất lúa theo hướng an toàn để giảm chi phí trung gian, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân.
    

Bên cạnh hiệu quả về kinh tế, mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ đã từng bước giúp nông dân thay đổi nhận thức và tập quán chuyển từ sản xuất sử dụng phân hóa học sang sản xuất sử dụng phân sinh học, góp phần giảm ô nhiễm môi trường, đảm bảo sức khỏe người sản xuất và tiêu dùng, từng bước hướng đến phát triển một nền nông nghiệp bền vững./.


 


Tác giả: Nguyễn Xuân Thắng
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT tỉnh mà bạn quan tâm nhất?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 5
Hôm qua : 672