• gggg_67af9c1ebb
  • 7_fc19a8f14e
  • TANUYEN2_94f320dc9a
  • TAU2_0e1f9c8391
  • 5_a2ca8e4da3
  • 4_1572ca87ff
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hướng đi mới giúp người nông dân nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo

 Nhằm giúp người dân từng bước nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, xã Pắc Ta đã thực hiện nhiều giải pháp trong đó chú trọng phát triển nông nghiệp hàng hóa gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm, đến nay xã đã và đang hình thành các vùng sản nông nghiệp hàng hóa trong đó có vùng sản xuất lúa hàng hóa với diện tích trên 300 ha. Để nâng cao thu nhập cho người nông dân, xã đã vận động Nhân dân sản xuất Cốm, đến nay đã hình thành thương hiệu đặc sản “Cốm nếp Cò Giàng Pắc Ta”.


  
Ảnh: Cánh đồng lúa Cò Giàng xã Pắc Ta


    Pắc Ta có tổng diện tích tự nhiên là 9665,17 ha, trong đó: Diện tích đất nông nghiệp: 4.164,93 ha chiếm 43%. Diện tích đất phi nông nghiệp: 246,9 ha chiếm 2.6%. Nơi đây được thiên nhiên ban tặng có khí hậu mát mẻ, trong lành. Với diện tích đất nông nghiệp lớn, xã đã quan tâm đầu tư, khai thác các tiềm năng thế mạnh để hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ xã Pắc Ta, ngay từ đầu nhiệm kỳ xã đã xây dựng đề án lúa hàng hóa, đến nay xã đã xây dựng thành công vùng lúa hàng hóa và có trên 300ha lúa như: Lúa Cò giàng, Tẻ dâu, Khẩu ký. Đồng chí Lường Văn Tem - Phó Bí thư, Chủ tịch HĐND xã cho biết: Xã đã chú trọng vào xây dựng sản phẩm OCOP lúa Nếp tan Cò Giàng, cùng với đó để tăng năng suất, hiệu quả trên một diện tích, trong thời gian qua cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể xã đã tập trung đẩy mạnh tuyên truyền người dân, cũng như các tổ hợp tác đưa những cây, con giống có năng suất, chất lượng cao vào trồng, trong đó có chú trọng chế biến và sản xuất ra nhiều loại hàng hóa có gia trị, chất lượng cao giúp người dân nâng cao thu nhập xóa đói giảm nghèo.


Ảnh; Người dân xã Pắc Ta đang rang cốm


    Một trong những hướng đi mới đó là xã đã vận động Nhân dân trên địa bàn sản xuất Cốm nếp Cò giàng để người dân nâng cao thu nhập. Để sản xuất được   đặc sản “Cốm nếp Cò Giàng Pắc Ta” theo phương thức truyền thống và để làm ra những hạt cốm còn giữ nguyên được hương vị đậm đà, việc chế biến phải rất công phu. Lúa để làm cốm phải gặt khi còn nguyên sữa và không được vò hay đập mà phải tuốt, sau đó sàng bỏ rơm và lọc những hạt thóc lép, đem đãi qua nước rồi cho vào chảo rang. Bếp lò để rang cốm phải dùng bếp củi, chảo rang thường bằng gang đúc, có như vậy từng hạt cốm khi rang xong sẽ không bị cháy mà mềm dẻo, thơm ngon. Gia đình anh Lò Văn Hiện ở bản Pắc Ta, xã Pắc Ta là gia đình đầu tiên của xã sản xuất đặc sản Cốm nếp Cò Giàng, mỗi ngày gia đình anh sản xuất gần một tạ cốm, gia đình anh sản xuất đến đâu bán hết đến đó, với giá thành từ 120 nghìn đến 150 nghìn một kg. Với giá thành như hiện nay thì theo đánh giá của các hộ gia đình giá trị cao hơn 3 - 4 lần trồng lúa thông thường.


Ảnh: Người dân Pắc Ta đang giã cốm


    Cốm nếp Cò Giàng xã Pắc Ta mặc dù mới được người dân trên địa bàn đưa vào sản xuất nhưng đã được nhiều khách hàng đánh giá cao, Cốm nếp Cò Giàng Pắc Ta có vị ngọt đậm đà, béo ngậy, dẻo, thơm mùi nếp Cò Giàng của cốm mà bất cứ ai đã từng có dịp thưởng thức đều không thể quên. Cốm nếp Cò Giàng Pắc Ta đã trở thành một mặt hàng thương phẩm được nhiều thực khách xa gần ưa chuộng và trở thành món quà quê để mọi người gửi biếu bạn bè, người thân. Anh Đồng Văn Bình là một trong nhiều khách hàng của Hà Nội lặn lội gần 400km chỉ để thưởng thức món đặc sản Cốm nếp Cò giàng Pắc Ta, anh cho biết: Anh biết đến Cốm nếp Cò Giàng qua bạn bè giới thiệu và rất tò mò, do vậy trong lần đi công tác lên Lai Châu anh có dịp ghé qua và trực tiếp trải nghiệm cùng với người dân nơi đây với quy trình sản xuất truyền thống đã càng thuyết phục được anh. Không những vậy Cốm nếp Cò Giàng Pắc Ta còn có thể chế biến ra nhiều món ăn hấp dẫn như: Cháo, đồ xôi cốm, cốm ép,… Được thưởng thức món Cốm nếp Cò Giàng cảm thấy tuyệt với, cốm rất dẻo và thơm ngon. 


Ảnh: Đóng gói Cốm


    Có thể thấy Cốm nếp Cò Giàng Pắc Ta mặc dù mới hình thành xong, đã và đang khẳng định được thương hiệu không chỉ là tinh hoa của đất trời, mà còn có cả tình yêu, hồn đất, hồn người gửi gắm vào trong đó, đã trở thành một đặc sản nổi tiếng không những của Pắc Ta mà là của huyện Tân Uyên được nhiều người biết đến. Từ đó giúp người dân nơi đây xóa đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập.
    


Tác giả: Nguyễn Thường - Xuân Thắng
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT tỉnh mà bạn quan tâm nhất?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 29
Hôm qua : 731