• gggg_67af9c1ebb
  • 7_fc19a8f14e
  • TANUYEN2_94f320dc9a
  • TAU2_0e1f9c8391
  • 5_a2ca8e4da3
  • 4_1572ca87ff
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội thảo khởi động chiến dịch nâng cao nhận thức về an toàn giao thông tại huyện Tân Uyên

Ngày 21/4/2023, Ban Quản lý Dự án 2 (Bộ Giao thông Vận tải) phối hợp với UBND huyện Tân Uyên tổ chức Hội thảo khởi động Chiến dịch nâng cao nhận thức an toàn giao thông. Dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc. Dự Hội thảo có đại diện Ban QLDA 2 (Bộ Giao thông Vận tải), Ban ATGT tỉnh Lai Châu; đại diện lãnh đạo UBND, phòng Văn hóa và Thông tin, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ các huyện: Tân Uyên, Than Uyên, Tam Đường, thành phố Lai Châu và đại diện lãnh đạo một số xã, thị trấn, trường học tại các địa bàn thuộc phạm vi Dự án án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía bắc. 


Ảnh: Quang cảnh buổi hội thảo


Dự án các tỉnh kết nối giao thông miền núi phía bắc thực hiện cải tạo, nâng cấp 2 tuyến đường kết nối (Quốc lộ 279, 32 và Tỉnh lộ 175) đi qua 7 huyện, thị xã, thành phố thuộc 3 tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu với tổng số dân khoảng 153 nghìn người, trong đó 71% là người dân tộc thiểu số. Trong khu vực dự án, các nhóm có nguy cơ tai nạn giao thông cao bao gồm: Công nhân xây dựng, cộng đồng dân cư sinh sống 2 bên đường và người tham gia giao thông, đặc biệt là thanh niên, phụ nữ, học sinh, phụ huynh và người dân tộc thiểu số. Trên địa bàn Dự án có 43 trường học với khoảng 8.600 học sinh, các em chủ yếu đến trường bằng xe đạp, xe đạp điện, xe máy dưới 50 phân khối. Chiến dịch được thực hiện trong thời gian từ tháng 01/2023 đến hết tháng 6/2024. Mục tiêu của chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức và thực hành về ATGT, phòng tránh tai nạn giao thông của cộng đồng và người tham gia giao thông trên các tuyến đường Dự án đầu tư. Tăng cường năng lực tuyên truyền, truyền thông ATGT của tổ chức, đoàn thể địa phương đảm bảo phát triển bền vững công tác bảo đảm ATGT sau khi tuyến đường đưa vào khai thác. Đối tượng của Chiến dịch gồm: Cộng đồng khu vực dọc 2 bên tuyến đường (thanh niên nam và nữ địa phương, phụ nữ, học sinh các cấp, các nhóm dân tộc thiểu số đặc biệt là dân tộc Mông và Dao với trình độ giao tiếp, nghe, đọc tiếng phổ thông hạn chế và các nhóm dễ tổn thương như người khuyết tật, người nghèo,…). Công nhân xây dựng các tuyến đường Dự án; người tham gia giao thông trên các tuyến đường; nhóm truyền thông của địa phương từ các cơ quan tổ chức (Chính quyền, Phòng Văn hóa và Thông tin, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Trường học), đoàn thể (Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Mặt trận tổ quốc, Hội Nông dân…) huyện, xã. Dự kiến tổng số người bị ảnh hưởng và hưởng lợi từ chiến dịch này là 68.000 người.Hình thức truyền thông trực tiếp thông qua các cuộc họp và sự kiện; truyền thông ngoài trời, truyền thông đại chúng, truyền thông thông minh; khuyến khích các mô hình và sáng kiến thực hành tốt; nâng cao năng lực, tập huấn cho các nhóm tuyên truyền viên của địa phương.Căn cứ theo các hoạt động của chiến dịch sẽ tổ chức các cuộc thi trong các nhà trường cũng như toàn xã hội nhằm ghi nhận, khuyến khích, động viên các cá nhân, tập thể để trao phần thưởng xứng đáng. 
Tại Hội thảo, đại diện các bên liên quan, các đại biểu đã nêu các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, gia đình, nhà trường. Đặc biệt là nêu các giải pháp tuyên truyền cho lứa tuổi thanh thiếu niên, tập trung vào đối tượng học sinh trong các nhà trường. Các ý kiến của chính quyền, tổ chức hội, đoàn thể cũng đề xuất các giải pháp cụ thể, đồng thời mong muốn với sự vào cuộc tích cực sâu sát của hệ thống chính trị, các đoàn thể, các đơn vị nhà trường, đặc biệt là các gia đình, hoạt động truyền thông sẽ mang lại hiệu quả tích cực, góp phần đảm bảo ATGT.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Vũ Ngọc Khoa- Phó Giám đốc Ban Điều hành Dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc khẳng định: Mục đích của Hội thảo nhằm nâng cao các giải pháp, trong đó nòng cốt là truyền thông giúp quản lý rủi ro đối với người tham gia giao thông và cộng đồng dễ bị tổn thương do gia tăng lưu lượng và tốc độ phương tiện trong thời gian triển khai và sau dự án. Đồng thời, tăng cường kiến thức, nâng cao kỹ năng tham gia giao thông và thúc đẩy các hành vi tham gia giao thông an toàn trên đường, đặc biệt là đối với phụ nữ, trẻ em và người dân tộc thiểu số sống dọc theo các tuyến đường của Dự án./.
 


Tác giả: Xuân Thắng
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT tỉnh mà bạn quan tâm nhất?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 109
Hôm qua : 513