• gggg_67af9c1ebb
  • 7_fc19a8f14e
  • TANUYEN2_94f320dc9a
  • TAU2_0e1f9c8391
  • 5_a2ca8e4da3
  • 4_1572ca87ff
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hiệu quả kép từ mô hình "Vườn rau trường học" 

Mô hình trồng rau sạch trong khuôn viên Trường phổ thông dân tộc Nội trú THPT huyện Tân Uyên đã và đang mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực. Việc trồng và chăm sóc vườn rau vừa giáo dục cho học sinh kỹ năng sống, vừa cải thiện bữa ăn, giải quyết lo ngại về vấn đề an toàn thực phẩm trong trường học.


    Ảnh: Mô hình trồng rau Trường phổ thông dân tộc Nội trú THPT huyện

Từ nhiều năm qua, Trường phổ thông dân tộc Nội trú THPT huyện Tân Uyên đã triển khai mô hình trồng rau sạch, an toàn. Vườn rau nằm sau tòa nhà lớp học và khu nội trú của nhà trường, với diện tích trên 2000m2, được trồng nhiều loại rau như: Rau Cải canh, rau Cải ngọt, Xu hào, Bắp cải. Với diện tích này, một tuần cho thu hoạch từ 3-4 lần, mỗi lần thu được khoảng 80-90 kg rau, nhờ đó cứ xen kẽ ngày cách ngày, các em lại được ăn những món rau do chính mình trồng, chăm sóc. Là người trực tiếp hướng dẫn học sinh trồng, chăm sóc vườn rau, cô giáo Hoàng Thị Chung - Giáo viên phụ trách tăng gia sản xuất của nhà trường cho biết: “Việc thực hiện mô hình rau sạch nhằm tận dụng thời gian buổi sáng và buổi chiều để cho các em học sinh trồng rau. Qua đó giúp các em thêm hiểu về các môn học như môn sinh học và môn công nghệ, đồng thời giáo dục cho học sinh yêu lao động, yêu thiên nhiên, tăng gia sản xuất”. 


Ảnh: Cô Chung cùng các em học sinh chăm sóc vườn rau

Hiện nay, mô hình trồng rau đã trở thành không gian thiên nhiên thu nhỏ, giúp học sinh trải nghiệm những kiến thức thực tế, thực hành môn công nghệ, sinh học; tạo môi trường thư giãn rất bổ ích cho các em sau những giờ học tập căng thẳng trên lớp. Em  Lò Thị Thanh Thủy - Học sinh nhà trường cho biết: “Từ khi nhà trường có mô hình trồng rau sạch, em và các bạn ở trường cảm thấy rất hào hứng với công việc này. Bản thân em khi tham gia trồng rau được thầy cô chỉ cách trồng rau nên rất vui. Đặc biệt, sau những giờ học căng thẳng chúng em vào vườn chăm sóc rau thấy tinh thần thoải mái lắm”. Cũng như em Thủy, em Lò Thế Ngọc học chia sẻ: “Không chỉ đơn thuần là trồng rau sạch, chúng em còn được hiểu thêm kiến thức về môn công nghệ và quy trình trồng rau an toàn, giúp ích cho kiến thức trồng rau sau này của chúng em. Em mong mô hình này càng được mở rộng để là nơi trải nghiệm thực tế cho học sinh và có thêm rau sạch an toàn trong bữa ăn hàng ngày” .


 Ảnh: Thành quả của các em học sinh sau thời gian kỳ công trồng và chăm sóc rau

 Mô hình trồng rau tại khuôn viên nhà trường không chỉ giúp học sinh cải thiện bữa ăn ngon hơn, mà còn là giáo dục các em về kỹ năng sống, kiến thức từ thực tiễn. Với đặc thù các em học sinh đều là con em đồng bào dân tộc thiểu số; ăn, ở, sinh hoạt tại khu tập thể nội trú; vì vậy việc trồng rau, nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày mang lại ý nghĩa thiết thực, bổ sung thêm kiến thức giúp ích cho các em sau khi ra trường áp dụng. Mô hình trồng rau sạch, an toàn của nhà trường còn tạo điều kiện để học sinh rèn luyện mình, có ý thức về lao động, biết trân trọng những thành quả lao động, gắn việc học đi đôi với hành./.


Tác giả: Xuân Thắng
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT tỉnh mà bạn quan tâm nhất?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 169
Hôm qua : 731