• gggg_67af9c1ebb
  • 7_fc19a8f14e
  • TANUYEN2_94f320dc9a
  • TAU2_0e1f9c8391
  • 5_a2ca8e4da3
  • 4_1572ca87ff
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hương chè Tân Uyên

Nằm ở phía sườn tây của dãy núi Hoàng Liên hùng vĩ là mảnh đất Tân Uyên, với biết bao thăng trầm của lịch sử, ở đó có một loại cây đã bén rễ hơn nửa thế kỷ và trở thành tuổi thơ, cuộc sống, tình yêu của con người Tân Uyên, để rồi từ bao giờ cây chè trở thành một hương vị không thể thiếu của mỗi người dân Tân Uyên.


    
Ảnh: Các cựu chiến binh Trung đoàn 81 thăm vùng chè của Công ty Cổ phần Trà Than Uyên
    

Vừa qua, chúng tôi có dịp đến thăm và trò chuyện với các cựu chiến binh Trung Đoàn 81, khi đang thăm quan vùng chè của Công ty Cổ phần Trà Than Uyên, trao đổi với chúng tôi ông Hồ Đức Thận - Trưởng Ban liên lực Trung đoàn 81 ông phấn khởi kể lại: Cây chè Shan Tuyết bén rễ trên mảnh đất Tân Uyên từ những năm 1968, khi đó Nông trường quốc doanh Than Uyên nay là Công ty cổ phần trà Than Uyên đã đưa vào trồng thử nghiệm cây chè Shan Tuyết với diện tích 24,2ha, sau 3 năm trồng thử nghiệm, nhận thấy cây chè phát triển tốt phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây, cho hiệu quả kinh tế cao, thị trường rộng lớn không những tiêu thụ trong nước mà còn là mặt hàng xuất khẩu, vì vậy phương hướng mới của lãnh đạo nông trường là chuyển mạnh sang phát triển trồng chè. Mùa đông năm 1973, hàng loạt cây cối, hoa màu bị ảnh hưởng sương muối, trong đó có trên 340 ha cây cà phê bị chết. Nhưng Chè Shan Tuyết vẫn sinh trưởng phát triển tốt. Đây là một trong những yếu tố mang tính chất quyết định để Đảng ủy, Ban Giám đốc Nông trường Quân đội đưa Chè Shan Tuyết trở thành thành cây trồng chính của Nông trường. Đầu năm 1974, những hạt giống chè Shan tuyết từ tỉnh Hà Giang được đem về trồng trên mảnh đất nông trường. Vượt qua nhiều gian nan, thử thách, bằng quyết tâm cao độ, đến năm 1976 diện tích cây chè trên đất nông trường đã mở rộng lên đến trên 240 ha, cây chè nhanh chóng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông trường.
 

Ảnh: Vùng chè của Công ty Cổ phần Trà Than Uyên
    

Nối tiếp lịch sử truyền thống của Nông trường chè Quân đội – Những năm vừa qua, Công ty cổ phần trà Than Uyên tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển sản xuất chè theo hướng bền vững, đảm bảo quy trình Việt Gáp và chuẩn hữu cơ, quản lý chặt chẽ vùng nguyên liệu chè, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cùng với đó nghiên cứu, cải tiến dây chuyền công nghệ mới tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng cao vì sức khỏe của khách hàng. Ông vũ Vũ Hoàng Mạnh, Giám đốc Công ty Cổ phần trà Than Uyên cho biết: Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển Công ty hiện nay có trên 400 ha chè đạt tiêu chuẩn việt Gáp, hàng năm Công ty sản xuất trên 2.000 tấn chè khô được tiêu thụ trên các thị trường như Pakitstan, Trung Quốc, Đài Loan…Doanh thu hàng năm đạt trên 100 tỷ đồng, không những vậy Công ty còn tạo việc làm cho hơn 200 công nhân và gần 1000 lao động thời vụ…
Nhằm tiếp tục phát huy lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với cây chè, phát huy kinh nghiệm trên 60 năm phát triển, cây chè trên vùng đất Tân Uyên, đặc biệt là có các chủ trương, chính sách phát triển cây chè của tỉnh Lai Châu, Đồng chí Lò Văn Biên, Uỷ viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Uyên cho biết: Từ năm 2012 đến nay, huyện Tân Uyên tiếp tục trồng mới trên 2.200 ha chè các loại, nâng tổng diện tích chè toàn huyện lên trên 3.400 ha, sản lượng Chè búp tươi hàng năm đạt trên 30.000 tấn. Diện tích chè mở rộng, sản lượng búp chè tăng, tạo cơ hội phát triển công nghiệp chế biến chè. Đến nay toàn huyện có 15 nhà máy chế biến chè, tổng công suất chế biến khoảng 500 tấn chè búp tươi/ngày; sản lượng chè khô trên 6.000 tấn/năm. Hương chè bay xa, được người tiêu dùng một số nước như Trung Quốc, Đài Loan, vùng Trung Đông với doanh thu trên 250 tỷ đồng/năm. 
Chè Tân Uyên tuy có những lúc đắng, lúc ngọt; từ khi bám rễ, được sự chăm sóc không kể nắng mưa, của người nông dân, cây chè đã mang đến cho người trồng chè, chế biến chè những ước mơ, khát vọng mới vươn lên, giờ đây cây chè không chỉ là cây xóa đói giảm nghèo mà còn là cây làm giàu cho người nông dân, hộ sản xuất, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm chè. Bà Đoàn Thị Hoa, TDP 1, thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên cho biết: Gia đình bà đã gắn bó với cây chè hơn 30 năm, trải qua nhiều thăng trầm, gia đình bà vẫn gắn bó với cây chè, bởi cây chè đã nuôi sống gia đình và no cho các con ăn học, với 12 ha chè hiện có, mỗi năm gia đình bà thu gần1 tỷ đồng. 
 

Ảnh: Vùng chè xã Phúc Khoa
    

Phúc Khoa, là một trong 02 xã được lựa chọn thực hiện xây dựng xã nông thôn mới nâng cao gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025. Với diện tích hơn 500ha chè đã cho thu hoạch, cây chè đã trở thành cây trồng chủ lực đem lại nguồn thu nhập chính cho người dân xã Phúc Khoa. Không những vậy, vùng chè Phúc Khoa hiện nay được coi là vùng chè có cảnh quan đẹp nhất nhì của tỉnh Lai Châu nói riêng và trên địa bàn cả nước nói chung. Đồng chí Nguyễn Kim Tuyền, Phó Chủ tịch UBND xã Phúc Khoa cho biết: Để tạo cảnh quan trên vùng chè chính quyền xã đã huy động nguồn lực từ nhân dân trong xã, nhất là các hộ có diện tích chè nằm trong vùng quy hoạch phát triển du lịch xây dựng các điểm View ngắm cảnh, chụp ảnh; tổ chức nhiều hoạt động kích cầu du lịch như lễ hội Trà xuân, ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc... tại vùng chè; qua đó, thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch về tham quan, trải nghiệm vùng chè.
Để phát huy tối đã diện tích chè hiện có, huyện Tân Uyên đang chuyển hướng kết hợp phát triển sản xuất và du lịch. Tân Uyên đã ưu tiên phát triển đường giao thông vùng chè và tạo các điểm View để du khách check in lưu lại những khoảnh khắc bên những nương chè. Với những lợi thế sẵn có, huyện Tân Uyên dẫn trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách khi đến Tân Uyên để trải nghiệm, thưởng thức trà kết hợp vớ khám phá thiên nhiên, tìm hiểu về lịch sử và bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn huyện. Bà Nguyễn Thị Kim Hải – Du khách Hà Nội chia sẻ: Đã đi rất nhiều nơi, nhưng không có nơi nào có đồi chè đẹp như của Tân Uyên, đặc biệt là đồi chè xã Phúc Khoa, đến nay có cảm giác rất mới lại, được hòa mình vào với thiên nhiên, cảm nhận hương chè và được trải nghiệm hái chè cùng với người dân nơi đất một cảm rất rất đặc biệt và thú vị.
    

Ảnh: Du khách thăm quan vùng chè xã Phúc Khoa, thị trấn Tân Uyên
    

Sau hơn nửa thế kỷ cây chè nảy mầm, bén rễ và phát triển trên đất Tân Uyên, cây chè đã trở thành một phần không thể thiếu trong phát triển kinh tế - xã hội của Tân Uyên, để rồi cây chè trở thành biểu tượng, niềm tự hào, cuộc sống của con người nơi đây. Đời người - đời chè, cây chè, hương Trà đã đi vào tiềm thức, trong những vần thơ, câu ca tiếng hát của người dân Tân Uyên. “Mùa xuân sang ta cùng gieo trồng, để quê hương thêm bao đồi chè mới, người đi xa sẽ còn nhớ mãi” người ơi. 
 


Tác giả: Nguyễn Thường
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Bản đồ
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT tỉnh mà bạn quan tâm nhất?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 8
Hôm qua : 380