• gggg_67af9c1ebb
  • 7_fc19a8f14e
  • TANUYEN2_94f320dc9a
  • TAU2_0e1f9c8391
  • 5_a2ca8e4da3
  • 4_1572ca87ff
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hiệu quả công tác đào tạo nghề ở huyện Tân Uyên

Những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Tân Uyên luôn được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, chú trọng. Phần lớn các học viên sau đào tạo đã phát huy được những kiến thức, áp dụng vào thực tế công việc, tích cực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, góp phần quan trọng vào mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Ảnh: Mô hình phát triển kinh tế từ cây chè của học viên

Để làm tốt công tác đào tạo nghề, hàng năm Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyện huyện đã xây dựng kế hoạch, phối hợp với các xã, thị trấn tổ chức rà soát, thống kê nhu cầu học nghề của lao động trong độ tuổi, từ đó phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai đào tạo nghề cho lao động nông thôn sát với thực tế và nhu cầu của người lao động. Bên cạnh đó, Trung tâm đã ưu tiên các lớp đào tạo nghề cho lao động thuộc diện hộ nghèo, gia đình chính sách, người dân tộc thiểu số. Qua chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn, kết thúc các lớp học, các học viên đều nắm vững kiến thức, kỹ năng cơ bản, từ đó áp dụng vào thực tiễn các mô hình sản xuất của gia đình. Không chỉ vận dụng kiến thức có được trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của gia đình, các học viên còn là những tuyên truyền viên tích cực phổ biến kiến thức đã học, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất đến các gia đình hội viên nông dân khác; giúp họ nâng cao kiến thức, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi từng bước nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo.
Tính riêng từ đầu năm đến nay, Trung tâm đã tổ chức 05 lớp dạy nghề cho 155 học viên, là lao động nông thôn trên địa bàn huyện. Qua các lớp đào tạo, sau khi trở về địa phương các học viên đã áp dụng tốt những kiến thức khoa học kỹ thuật và kỹ năng nghề để tự tạo việc làm, có cơ hội tìm việc làm chuyển đổi ngành nghề, góp phần đưa kinh tế gia đình ngày càng phát triển. Với đam mê nuôi ong từ trước, nhưng vốn hiểu biết về kỹ thuật nuôi ong còn nhiều hạn chế, nên anh Hoàng Văn Xuân, bản Pá Xôm xã Trung Đồng đã quyết định đăng ký theo học nghề nuôi ong do Trung tâm mở. Anh Xuân cho biết: “Sau thời gian hơn một tháng, anh đã nắm vững các nội dung, quy trình kỹ thuật nuôi và chăm sóc ong lấy mật. Thời gian tới anh sẽ đầu tư nuôi ong tại vườn của gia đình, với mong muôn phát triển kinh tế, tăng thêm thu nhập, ổn định kinh tế gia đình.” 


Ảnh: Mô hinh hình nuôi ong của anh Hoàng Văn Xuân, bản Pá Xôm

Với các biện pháp đã và đang thực hiện, tin tưởng rằng mục tiêu nâng cao chất lượng, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho lao động nông thôn của huyện Tân Uyên sẽ được hoàn thành. Góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong năm 2024, cũng như những năm tiếp theo./.


Tác giả: Xuân Thắng
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT tỉnh mà bạn quan tâm nhất?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 107
Hôm qua : 316