• gggg_67af9c1ebb
  • 7_fc19a8f14e
  • TANUYEN2_94f320dc9a
  • TAU2_0e1f9c8391
  • 5_a2ca8e4da3
  • 4_1572ca87ff
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hiệu quả từ thâm canh Chè theo hướng hữu cơ

 Nhằm giúp người dân nâng cao chất lượng, sản lượng chè từ khâu chăm sóc cho đến thu hái, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Miền núi phía Bắc triển khai Mô hình thâm canh chè theo hướng hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị tại bản Phiêng Tâm, xã Mường Khoa, với quy mô 8 ha. Sau 3 năm triển khai, đến nay mô hình đã mang lại hiệu quả thấy rõ, góp phần giúp người dân nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo.


   
    Ảnh: Đại biểu tham quan Mô hình thâm canh chè hữu cơ tại xã Mường Khoa
   

Mường Khoa là một trong những xã của huyện Tân Uyên có diện tích chè lớn với trên 560 ha chè, sản lượng trên 3.700 tấn. Xong việc thâm canh cây chè của người dân vẫn chưa đáp ứng được trong việc quản lý chất lượng từ khâu chăm sóc thu hái chè cho đến khâu chế biến chè thành phẩm. Do vậy, Mô hình thâm canh chè theo hướng hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị, được Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Miền núi phía Bắc triển khai từ năm 2021, quy mô 8 ha, với 35 hộ dân của bản Phiêng Tâm, xã Mường Khoa thực hiện. Tham gia mô hình các hộ dân sẽ được tập huấn quy trình trồng và thâm canh chè theo hướng hữu cơ; trồng trọt và kỹ thuật chế biến một số sản phẩm chè xanh chất lượng cao, cùng với đó được hỗ trợ 70% phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Khi áp dụng Mô hình cho thấy cùng một độ tuổi cây chè, số lần hái của Mô hình sản xuất chè thâm canh theo hướng hữu cơ nhiều hơn 01 lứa so với đại trà, thời gian trung bình một lứa hái khoảng gần 40 ngày/lứa, trong khi sản xuất đại trà là 47 ngày/lứa. Khi áp dụng quy trình thâm canh theo hướng hữu cơ, số lần phun thuốc bảo vệ thực vật giảm, năng suất đạt 8,15 tấn/ha, giá nguyên liệu chè búp tươi tăng từ 5.500 đồng lên 7000 đồng/kg.
    

Ảnh: Hội thảo Mô hình thâm canh chè theo hướng hữu cơ
    

Ông Nguyễn Hữu Phong - Trưởng phòng Chuyển giao PTCN Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chè cho biết: Sau 3 năm triển khai, đến nay Mô hình thâm canh chè theo hướng hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị tại xã Mường Khoa đã mang lại hiệu quả. Các sản phẩm của Mô hình trồng thâm canh theo hướng hữu cơ đều đạt tiêu chuẩn nội tiêu và xuất khẩu; các mẫu chè khô trong mô hình sau khi chế biến một số chỉ tiêu như: Kim loại nặng, Asen, Thủy ngân đều không phát hiện, sâu bệnh giảm, chè búp to, đẹp, đồng đều, tỷ lệ chè đạt tiêu chuẩn loại A cao hơn 10% so với sản xuất theo hướng đại trà, giá bán tăng 27,7%, lợi nhận cao hơn 48,38%. Cùng với đó đã lựa chọn Hợp tác xã Phúc Khoa là đơn vị chủ trì liên kết trên 220 hộ tham gia, với diện tích trên 300ha, trong đó 125ha chè sản xuất theo tiêu chuẩn RA. Gia đình anh  Lò Văn Bun ở bản Phiêng Tâm, xã Mường Khoa là một trong 35 hộ dân tham gia mô hình chia sẻ: Trước đây người dân chúng tôi chỉ biết thâm canh cây chè theo hướng truyền thống, chưa áp dụng khoa học trong sản xuất, khi tham gia Mô hình thâm canh chè theo hướng hữu cơ này, chúng tôi được tập huấn, áp dụng những kỹ thuật tiên tiến vào thâm canh theo hướng hữu cơ đã giúp gia đình tôi tăng giá trị của cây chè, từ đó giúp gia đình nâng cao thu nhập.
    

Ảnh: Mô hình chè của gia anh đình Lò Văn Bun ở bản Phiêng Tâm, xã Mường Khoa    
   

 Việc triển khai Mô hình thâm canh chè theo hướng hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị đã giúp người dân tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất, tạo ra sản phẩm chất lượng; giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao đơn vị trên một diện tích, qua đó giúp người dân nâng cao thu nhập. xóa đói giảm nghèo.
 

 


Tác giả: Nguyễn Thường
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT tỉnh mà bạn quan tâm nhất?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 286
Hôm qua : 657