• gggg_67af9c1ebb
  • 7_fc19a8f14e
  • TANUYEN2_94f320dc9a
  • TAU2_0e1f9c8391
  • 5_a2ca8e4da3
  • 4_1572ca87ff
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Pắc Ta, độc đáo Lễ hội Cốm Co Giàng

Lễ hội Cốm Co Giàng, với chủ đề “Về với tinh hoa của đất trời” đây là một nét văn hóa của đồng bào Người Thái xã Pắc Ta, nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, đồng thời quảng bá đặc sản Cốm Co Giàng đến đông đảo nhân dân và du khách gần xa tới trải nghiệm và khám phá. 


Ảnh: Những chàng trai, cô gái Thái xã Pắc Ta thu hoạch lúa để làm Cốm

Đồng chí, Lý Văn Tiên, Phó Chủ tịch UBND xã Pắc Ta cho biết: Hàng năm vào cuối tháng 9 dương lịch, đồng bào Người Thái xã Pắc Ta, (huyện Tân Uyên) lại tổ chức Lễ hội cốm Co Giàng, để tỏ lòng biết ơn tổ tiên, trời đất đã phù hộ cho nhân dân được mùa màng bội thu, cuộc sống sung túc, đủ đầy. Đặc biệt năm nay cốm Co Giàng đã được cấp chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao.
 Lễ hội Cốm Co Giàng, với chủ đề “Về với tinh hoa của đất trời” với nhiều hoạt động như: Khám phá, trải nghiệm chạy bộ trên những cánh đồng lúa óng vàng uốn lượn, hay khám và và trải nghiệm quy trình sản xuất và chế biến cốm cùng những chàng trai, cô gái Thái; thưởng thức những món ăn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Thái, chương trình văn nghệ do những hạt nhân trên địa bàn xã biểu diễn. 


Ảnh: Thầy mo làm lễ buộc chỉ tay cho du khách 

Trước khi bước vào Lễ hội, thầy mo làm lễ buộc chỉ cổ tay để giữ vía cầu an, cầu mong sức khỏe, may mắn. Sau phần Lễ cúng cơm mới; một trong những hoạt động chính của Lễ hội là trải nghiêm quy trình sản xuất cốm; từ sáng sớm tinh mơ những chàng trai, cô gái Thái áo cóm lưng thon, ra đồng lựa chọn những bông lúa to tròn, căng mẩy nhưng thân rơm vẫn còn xanh, gặt chúng về khi còn đẫm sương đêm rồi sau đó tuốt bằng tay một cách kỳ công và cẩn thận, sau đó đem về ngâm trong nước lạnh để loại bỏ những hạt lép. Lúa làm cốm phải đang trong thời kỳ uốn câu, đầu hạt vẫn còn chút sữa, vỏ hơi lam vàng và hạt gạo chưa chín hết. Anh Lò Văn Chanh, bản Nà Ún, xã Pắc Ta chia sẻ: Để làm nên một mẻ cốm ngon, mềm, dẻo đồng bào Thái xã Pắc Ta, lựa lúa non, túa lúa, đến sàng cốm phải thật khéo léo, tỉ mỉ. Rang cốm lại cần có sức khoẻ thật dẻo dai, căn lửa phải chuẩn, giã cốm phải thật khoẻ tay. Lúa gặt về phải chế biến ngay trong ngày. Sau khi loại bỏ hạt lép, lúa được đem rang trong chảo lớn. Lửa phải được duy trì đều trong khoảng 30 phút đến khi nứt hạt và dậy mùi thơm. Theo quan niệm của người Thái, đây là công đoạn quan trọng quyết định độ ngon của cốm, bởi nếu quá lửa sẽ bị cứng, nếu non lửa sẽ bị mất đi độ dẻo. 


Ảnh: Người dân và du khách tham gia trải nghiệm rang cốm

Anh Hoàng Văn Dương, bản Nà Ún, xã Pắc Ta cho biết: Để có được những hạt lúa nếp thơm ngon, một phần là nhờ sự ưu ái của thiên nhiên; khí hậu quanh năm mát mẻ, đất có nhiều mùn và khoáng chất, lại được “uống” nước suối trong vắt. Tất cả điều đó đã tạo nên hương vị đặc biệt của nếp Pắc Ta mà ít nơi nào có được. Chính vì hương vị đặc biệt thơm ngon như vậy, trong những năm gần đây Cốm Co Giàng đã dần trở thành đặc sản của địa phương, và thành một thương hiệu uy tín đến tay nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh. Anh Nguyễn Đức Anh, du khách Hà Nội lần đầu đến với Pắc Ta cho biết: Được tham gia trải nghiệm dã cốm cùng với người dân nơi đây cảm giác rất tuyện vời, con người thân thiện, hiền lành, mến khách, đặc biệt là cốm Co Giàng khi ăn có vị thơm, dẻo…


    Ảnh: Người dân và du khách cùng tham gia trải nghiệm rang cốm

Lễ hội Cốm Co Giàng “Về với tinh hoa của đất trời”, đây là nét đẹp của đồng bào Người Thái nơi đây, nhằm gìn gữi và bảo tồn những bản sắc văn hóa, đồng thời nhằm quảng bá, xây dựng thương hiệu Cốm Co Giàng không chỉ là tinh hoa của đất trời, mà còn có cả tình yêu, hồn đất, hồn người gửi gắm vào trong đó trở thành một đặc sản nổi tiếng không những của Pắc Ta mà là của huyện Tân Uyên. 


Tác giả: Nguyễn Thường
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Bản đồ
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT tỉnh mà bạn quan tâm nhất?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 279
Hôm qua : 406