• gggg_67af9c1ebb
  • 7_fc19a8f14e
  • TANUYEN2_94f320dc9a
  • TAU2_0e1f9c8391
  • 5_a2ca8e4da3
  • 4_1572ca87ff
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ngộ độc nấm và cách phòng tránh ngộ độc nấm 

 Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho các loại nấm tự nhiên sinh sôi nảy nở, trong đó có nhiều loài nấm độc. Một số loài nấm độc chỉ mọc ở mùa Xuân hoặc Xuân - Hè.

          
     Ảnh: Cây nấm độc gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người

Một số loài khác mọc chủ yếu vào mùa Hè hoặc Hè - Thu, song cũng có một số loài nấm mọc quanh năm. Chính sự thay đổi về kích thước, hình dáng, màu sắc trong thời gian ngắn dễ gây ra nhầm lẫn trong phân biệt nấm lành dùng làm thực phẩm và nấm độc. Khi ăn phải nấm độc, tuỳ theo loại nấm mà có các biểu hiện ngộ độc khác nhau. Biểu hiện ngộ độc nấm có thể xuất hiện rất nhanh ngay sau khi ăn 20-30 phút; còn bình thường biểu hiện ngộ độc xuất hiện sau 2-4 giờ, thậm chí xuất hiện muộn sau khi ăn 20 giờ. Ngộ độc càng muộn thì càng khó chữa, ngộ độc do ăn phải nấm độc thường có các biểu hiện chung như: Đau bụng dữ dội thành từng cơn, buồn nôn, nôn ra thức ăn, có thể lẫn máu. Toàn thân mệt mỏi, chân tay lạnh, khát nước, đôi khi nổi mẩn; hoa mắt, chóng mặt, da xanh tái; khó thở do co thắt phế quản, ứ máu ở phổi.
 Vì vậy, để đề phòng ngộ độc nấm, chúng ta không ăn nấm rừng và nấm mọc tự nhiên khi không biết đó là nấm độc hay nấm không độc. Kiểm tra nấm thật kỹ trước khi nấu, tuyệt đối không dùng nấm lạ. Khi không phải tự tay hái nấm hoặc chưa có người phân loại thành thạo nấm độc kiểm tra, tuyệt đối không được ăn nấm. Khi bị ngộ độc nấm cần phải đưa tất cả những người bị ngộ độc và cả người cùng ăn nấm dù chưa có biểu hiện triệu chứng đến các cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa và theo dõi./.


Tác giả: Xuân Thắng
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT tỉnh mà bạn quan tâm nhất?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 229
Hôm qua : 1.070