• gggg_67af9c1ebb
  • 7_fc19a8f14e
  • TANUYEN2_94f320dc9a
  • TAU2_0e1f9c8391
  • 5_a2ca8e4da3
  • 4_1572ca87ff
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm xâm nhập, lây lan trên địa bàn tỉnh Lai Châu

(laichau.gov.vn) Hôm nay (4/2/2020), UBND tỉnh Lai Châu ban hành Công điện số 07/CĐ–UBND về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh...

Theo thông tin của Bộ Nông nghiệp và PTNT, từ đầu năm đến nay thế giới đã ghi nhận nhiều ổ dịch bệnh Cúm gia cầm (CGC) tại 11 quốc gia và vùng lãnh thổ (trong đó mới nhất là ổ dịch tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc); tại Việt Nam năm 2019 CGC đã xảy tại 44 xã, 41 huyện thuộc 24 tỉnh, thành phố, trong đó từ đầu năm đến nay cả nước có 01 ổ dịch CGCA/H5N6 chưa qua 30 ngày tại tỉnh Quảng Ninh; kết quả lấy mẫu giám sát tại 26 tỉnh, thành phố tỷ lệ dương tính với cúm A là 37,72%. Mặt khác, hiện nay điều kiện thời tiết thay đổi bất lợi, việc tổ chức tiêm vắc xin CGC cho đàn gia cầm ở tại các hộ chăn nuôi còn thấp; nguy cơ dịch bệnh CGC xuất hiện, lây lan rất cao và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng, đặc biệt trong điều kiện dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng vi rút mới Corona gây ra.

Thực hiện Công điện khẩn số 735/CĐ-BNN-TY ngày 03/02/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Cúm gia cầm. Để tiếp tục tăng cường triển khai các biện pháp nhằm chủ động phòng, chống dịch cúm gia cầm xâm nhiễm, lây lan vào địa bàn tỉnh, hạn chế thiệt hại cho người chăn nuôi, môi trường sinh thái và đảm bảo sức khỏe cộng đồng, UBND tỉnh yêu cầu:

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố

- Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, chính quyền cơ sở phối hợp với ngành Nông nghiệp và PTNT, Y tế tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và hướng dẫn cho người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm; hướng dẫn chủ chăn nuôi gia cầm tăng cường áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.

- Thành lập, tăng cường hoạt động của Tổ công tác liên ngành để kiểm tra và xử lý nghiêm, triệt để các đối tượng vận chuyển, tập kết, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới hoặc không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ, chưa qua kiểm dịch thú y.

- Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và chính quyền cơ sở bố trí lực lượng thường trực để phối hợp với ngành thú y tăng cường công tác giám sát, chủ động lấy mẫu xét nghiệm bệnh CGC để kịp thời cảnh báo, phát hiện sớm khi gia cầm mắc bệnh để xử lý ngay trên diện hẹp. Tuyệt đối không được giấu dịch hoặc chủ quan, lơ là trước tình hình dịch bệnh trên đàn gia cầm.

- Tổ chức tiêm phòng vắc xin CGC phòng bệnh cho đàn gia cầm, đảm bảo đạt tỷ lệ tối thiểu 80% tổng đàn có nguy cơ và thuộc đối tượng tiêm phòng.

- Chủ động xây dựng kế hoạch đảm bảo sẵn sàng về nhân lực, vật tư, kinh phí để ứng phó khi có dịch xảy ra.

- Hướng dẫn người chăn nuôi thường xuyên vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi, xử lý tốt chất thải chăn nuôi. Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường tại các chợ buôn bán, giết mổ gia cầm sau mỗi buổi chợ để tiêu diệt mầm bệnh tồn tại trong môi trường, đặc biệt là các vi rút cúm gia cầm.

- Tổ chức tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường tại các vùng trọng điểm, vùng nguy cơ cao để tiêu diệt mầm bệnh; thời gian thực hiện đồng loạt ngay từ đầu tháng 02/2020.

2. Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT

- Chỉ đạo thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh năm 2020 theo Quyết định số 1615/QĐ-UBND ngày 05/12/2019 của UBND tỉnh Lai Châu về việc phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật, thủy sản trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm 2020 và các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp & PTNT.

- Chỉ đạo đơn vị chuyên môn tăng cường công tác giám sát lâm sàng, lấy mẫu xét nghiệm chủ động để giám sát vi rút cúm gia cầm lưu hành trong môi trường, chợ buôn bán gia cầm sống, trên gia cầm nhập lậu qua biên giới (nếu có), khu vực chăn nuôi có nguy cơ lây nhiễm cao, nhằm phát hiện sớm ổ dịch để xử lý kịp thời không lây nhiễm sang người. Tiêu hủy triệt để gia cầm dương tính với vi rút cúm gia cầm theo quy định.

- Tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra việc buôn bán gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường giám sát dịch bệnh tại cơ sở, phối hợp với chính quyền cơ sở xử lý kịp thời để ngăn chặn dịch bệnh lây lan ra diện rộng. Chủ động nắm bắt tình hình dịch bệnh động vật trong cả nước, nhất là các tỉnh giáp ranh; tổng hợp tham mưu, báo cáo diễn biến tình hình dịch bệnh và công tác triển khai phòng chống dịch bệnh về UBND tỉnh.

3. Giám đốc Sở Y tế

Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT triển khai các biện pháp phòng, chống, ngăn chặn cúm gia cầm xâm nhập, lây lan vào tỉnh; tăng cường kiểm tra, giám sát dịch bệnh nhằm phát hiện sớm ca bệnh trên người. Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, thuốc, hóa chất phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh; tổ chức khám, cách ly và xử lý y tế theo đúng quy trình, kỹ thuật khi phát hiện ca bệnh.

4. Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh

Tổ chức ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn quản lý, đặc biệt đối với trường hợp vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm từ nước ngoài vào Việt Nam.

5. Giám đốc Công an tỉnh

Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn phối hợp với lực lượng thú y, quản lý thị trường đấu tranh, ngăn chặn và xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm trái phép, làm lây lan dịch bệnh.

6. Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

Phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Y tế phổ biến tới toàn thể chiến sỹ thông tin về nguy cơ, tác hại và các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm. Chỉ đạo lực lượng tuyên truyền, phổ biến tới người dân vùng biên không buôn bán, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm, kể cả việc biếu, cho, tặng.

Tăng cường lực lượng tuần tra biên giới nhằm sớm phát hiện, xử lý các đối tượng nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới.

7. Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Tổng biên tập Báo Lai Châu, Giám đốc Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Y tế, các đơn vị liên quan tăng cường nội dung, thời lượng các tin, bài trên các phương tiện thông tin đại chúng về diễn biến, nguy cơ, tác hại, các biện pháp phòng, chống cúm gia cầm để người dân biết, chủ động, tích cực tham gia.

8. Đề nghị Uỷ ban MTTQ tỉnh và các tổ chức đoàn thể

Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và chính quyền các cấp tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và toàn thể Nhân dân cùng chung sức thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Bản đồ
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT tỉnh mà bạn quan tâm nhất?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 384
Hôm qua : 660