Tân Uyên: Phát huy tiềm năng của địa phương trong xây dựng sản phẩm OCOP
Thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, với những cách làm hay, sáng tạo và hiệu quả, sau 3 năm triển khai đến nay tính đến hết năm 2021, huyện Tân Uyên đã xây dựng được 16 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn cấp tỉnh, 3 sản phẩm OC0P đạt tiêu chuẩn cấp huyện. Trong đó, 12 sản phẩm đạt tiêu chuẩn “3 sao” của các chủ thể là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình và 1 sản phẩm đạt tiêu chuẩn “4 sao”. Đây là cơ sở quan trọng để huyện Tân Uyên tiếp tục thực hiện thắng lợi Chương trình xây dựng NTM.
Ảnh: Anh Tuyên giới thiệu Dưa lưới cho Hội đồng đánh giá
Mô hình trồng Dưa lưới ứng dụng công nghệ cao của gia đình anh Nguyễn Đình Tuyên được trồng tại Tổ dân phố 1, thị trấn Tân Uyên với giống Dưa lưới Hà Lan vỏ vàng, ruột xanh được trồng theo quy trình chăm sóc nghiêm ngặt tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật từ khâu chăm sóc cho đến khi thu hoạch. Với hệ thống tưới tự động, qua đó giúp cây sinh trưởng tốt, năng suất và hiệu quả cao. Cùng đó là việc kiểm tra nghiêm ngặt nhằm hạn chế các tác hại của sâu bệnh. Anh Nguyễn Đình Tuyên - Tổ dân phố 21, thị trấn Tân Uyên cho biết: Hiện nay Dưa lưới của gia đình anh đảm bảo theo tiêu chuẩn VietGAP, được rất nhiều người yêu thích và sử dụng, là loại quả có hàm lượng Vitamin cao, giúp thanh nhiệt, lợi tiểu. Do đó, Dưa lưới được ưa dùng rất nhiều vào những ngày hè nắng nóng lực. Được thị trường đón nhận, trọng lượng 01 quả từ 1,2kg đến 1,5kg, với giá bán từ 60-70/kg.
Ảnh: Mô hình Nhà màng Công ty Trách nhiệm hữu hạn Trọng Nghĩa
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Trọng Nghĩa là một trong những Công ty có sản phẩm OCOP thuộc 3 sao của tỉnh Lai Châu gồm Cà chua Socola, Măng tây. Để có được thành công này, Công ty đã có những cách làm mới, sáng tạo và trong việc đưa sản phẩm có chất lượng cao ra thị trường, Anh: Lê Văn Phượng - Giám đốc Công ty TNHH Trọng Nghĩa cho biết: Công ty đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ cao, làm nhà màng vào sản xuất nông nghiệp với sản phẩm chủ lực là Măng tây, Cà chua Socola. Đây là một trong những loại quả đang được thị trường ưa chuộng, đặc biệt giá thành tương đối ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Với quy mô nhà màng 1000 m2 anh Phượng đã trồng dưa Baby và Cà chua Socola.
Ảnh: Hợp tác xã Nông nghiệp và Du lịch Hố Mít giới thiệu Mật ong cho Hội đồng đánh giá
Là huyện có lợi thế về điều kiện khí hậu phù hợp để sản xuất nông, lâm nghiệp, đặc biệt Tân Uyên là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp của tỉnh, người dân trên địa bàn huyện có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, khả năng tiếp cận thị trường nhạy bén, năng động. Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, huyện đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ trong xúc tiến, quảng bá tư vấn, định hướng giúp người dân, doanh nghiệp mở liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản địa phương. Bước đầu đã tạo được sức bật cho nông nghiệp huyện Tân Uyên phát triển, giúp người dân nâng cao thu nhập và xóa đói giảm nghèo. Sau hơn 1 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, nhiều sản phẩm truyền thống của huyện Tân Uyên đã khẳng định được lợi thế trên thị trường như Chè Than Uyên, Nếp tan Co Giàng, … tính đến hết tháng 6 năm 2022, huyện Tân Uyên đã xây dựng được 16 sản phẩm OCOP, trong đó 13 đạt tiêu chuẩn cấp tỉnh, 3 sản phẩm đạt tiêu chuẩn cấp huyện. Trong đó, 12 sản phẩm đạt tiêu chuẩn “3 sao” của các chủ thể là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình và 1 sản phẩm đạt tiêu chuẩn “4 sao”.
Chương trinh OCOP tuy mới đi vào thực tiễn chưa lâu, nhưng đã lan tỏa và có tác động tích cực vào kết quả xây dựng nông thôn mới của huyện, sản phẩm OCOP đã thúc đẩy phát triển các hình thức sản xuất, tạo khả năng cạnh tranh. Có thể khặng định Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã thay đổi cách nghĩ, cách làm của người dân nơi đây, từ đó giúp người dân tiếp cận những cách sản xuất mới, hiệu quả hơn, đặc biệt là nâng cao thu nhập trên cùng một diện tích. Góp phần nâng cao thu nhập và xóa đói giảm nghèo cho người dân trên địa bàn huyện.