• gggg_67af9c1ebb
  • 7_fc19a8f14e
  • TANUYEN2_94f320dc9a
  • TAU2_0e1f9c8391
  • 5_a2ca8e4da3
  • 4_1572ca87ff
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội nghị trực tuyến triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số Quốc gia

Chiều ngày 18/01/2022, Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc nhằm triển khai Đề án đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số Quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Hội nghị được kết nối từ điểm cầu Văn phòng Chính phủ tới trụ sở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố trong cả nước. Đồng chí Phạm Minh Chính – Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo Hội nghị. Dự Hội nghị tại điểm cầu Chính phủ có đồng chí Vũ Đức Đam – Phó Thủ tướng Chính phủ; Đại tướng Tô Lâm – Bộ trưởng Bộ Công an; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành trung ương và các đơn vị có liên quan. Dự Hội nghị tại điểm cầu huyện Tân Uyên có đồng chí Lò Văn Biên - UVBTV, Phó Chủ tịch UBND huyện, lãnh đạo các cơ quan có liên quan. Điểm cầu các xã, thị trấn.

Ảnh:Đại biểu dự tại điểm cầu huyện Tân Uyên

Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe đại diện Bộ Công an báo cáo về việc triển khai Đề án đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số Quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, ngày 6/1/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký, ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số Quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Hiện nay cả nước đã có 23 bộ, cơ quan ngang bộ và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có kết nối với Cổng Dịch vụ công Quốc gia, công bố 6.673 bộ thủ tục hành chính, trong đó có 3.435 dịch vụ công trực tuyến với 1.921 thủ tục hành chính liên quan đến công dân, 1.862 thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp...

Đề án xác định điểm nhấn của năm 2022 đó là cung cấp các dịch vụ công trực tuyến thiết yếu thuộc lĩnh vực hộ tịch, bảo hiểm xã hội, giáo dục, y tế, đất đai, lao động… để phục vụ người dân, doanh nghiệp. Trong quý I/2022, hoàn thành việc kết nối, tích hợp hệ thống xác thực định danh điện tử của Bộ Công an với Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Giai đoạn 2023 - 2025, phấn đấu đạt trên 40 triệu tài khoản người dùng trên Ứng dụng khai báo di chuyển nội địa, di biến động dân cư (VNEID) và xây dựng hệ sinh thái cung cấp dịch vụ công, dịch vụ thương mại điện tử, nền tảng thanh toán điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt và thay thế các loại giấy tờ của công dân trong các giao dịch điện tử…

 

Cũng tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe triển khai các nội dung: Quyết định số 400/QĐ-BCA ngày 17/1/2022 của Bộ Công an về việc phê duyệt Danh sách thành viên Tổ Công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số Quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 401/QĐ-TCTTKĐA ngày 17/1/2022 của Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử về việc ban hành Quy chế hoạt động của Tổ Công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số Quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Quy chế hoạt động của Tổ Công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số Quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Ảnh:Điểm cầu Hà Nội

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đánh giá cao kết quả ban đầu về dữ liệu dân cư được Bộ Công an triển khai thời gian qua. Đồng thời khẳng định Đề án được triển khai với quy mô lớn, phạm vi rộng, có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy chính phủ điện tử, xây dựng chính phủ số, công dân số. Thủ tướng đề nghị: Tổ Công tác triển khai Đề án thường xuyên theo dõi đôn đốc, hướng dẫn triển khai thực hiện, kịp thời tham mưu báo cáo, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Các tỉnh, thành phố thành lập Tổ Công tác đảm bảo đồng bộ từ Trung ương đến địa phương; quan tâm chỉ đạo thực hiện triển khai Đề án tại địa phương; tăng cường kiểm tra đôn đốc, đẩy mạnh tuyên truyền, tạo sự đồng thuận của doanh nghiệp, người dân; khẩn trương đẩy mạnh các dịch vụ công trực tuyến, nhất là các dịch vụ công thiết yếu của người dân và doanh nghiệp. Các bộ, ngành tăng cường phối hợp chặt chẽ khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai Đề án gắn với Chương trình chuyển đổi số Quốc gia; bố trí nguồn lực, nhân lực phục vụ cho triển khai Đề án… đảm bảo thống nhất, đồng bộ, hiệu quả, phục vụ người dân, doanh nghiệp.

 

               

 


Tác giả: Nguyễn Thường
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Bản đồ
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT tỉnh mà bạn quan tâm nhất?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 326
Hôm qua : 406