• gggg_67af9c1ebb
  • 7_fc19a8f14e
  • TANUYEN2_94f320dc9a
  • TAU2_0e1f9c8391
  • 5_a2ca8e4da3
  • 4_1572ca87ff
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết  năm học 2022 - 2023

Ngày 18/8/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2022 - 2023 và triển khai nhiệm vụ năm học 2023 - 2024. Dự hội nghị, có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Dự tại điểm cầu huyện Tân Uyên có đại diện lãnh đạo các một số cơ quan, ban, ngành huyện; công chức, viên chức chuyên môn phòng Giáo dục và Đào tạo huyện; đại diện một số trường học trên địa bàn.


Ảnh: Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu huyện Tân Uyên

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đánh giá, toàn ngành giáo dục đã hoàn thành kế hoạch năm học 2022 - 2023 với nhiều kết quả tích cực. Trong đó, tiếp tục hoàn thiện về thể chế, tạo hành lang pháp lý để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo yêu cầu của Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Chất lượng giáo dục phổ thông cả đại trà và mũi nhọn tiếp tục nâng lên, được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao; các địa phương tổ chức thành công kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023 đảm bảo nghiêm túc, an toàn, khách quan; đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả về số lượng và chất lượng; tình trạng thừa, thiếu giáo viên đã có thêm nhiều giải pháp để khắc phục; hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo tiếp tục được đẩy mạnh. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện kế hoạch năm học 2022 - 2023 vẫn còn một số khó khăn, tồn tại, hạn chế như tình trạng thiếu giáo viên; tình trạng thiếu trường lớp, quá tải tại các trường học tại nhiều thành phố lớn, các khu vực đông dân cư. Công tác hỗ trợ, tư vấn tâm lý, kỹ năng, phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em, học sinh vẫn còn chưa thực sự hiệu quả. Tình trạng bạo lực học đường, mất an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học vẫn còn xảy ra, gây bức xúc trong dư luận. Hội nghị đã tập trung đánh giá toàn diện về việc triển khai nhiệm vụ năm học 2022 - 2023, đưa ra những giải pháp để khắc phục những vấn đề còn bất cập và các nhiệm vụ lớn để thực hiện thành công kế hoạch năm học 2023 - 2024. Các đại biểu cũng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm đã làm được của địa phương và trên cơ sở đó tham gia đóng góp các giải pháp để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học tới.


Ảnh: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại hội nghị 

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ rõ 6 vấn đề cần quan tâm, đó là kiên quyết không cho ma túy, tệ nạn xã hội vào học đường xâm hại đến sức khỏe, đạo đức, nhân cách của học sinh, sinh viên; khắc phục bạo lực học đường đảm bảo an toàn trường học trong mọi hoàn cảnh; đổi mới chương trình, sách giáo khoa nhưng phải đảm bảo chuẩn mực và ổn định phát triển; chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng, giáo dục thường xuyên; rà soát lại việc dạy và học giáo dục công dân trong chương trình giáo dục phổ thông; nhanh chóng có giải pháp khắc phục tình trạng thiếu giáo viên và thiếu cơ sở vật chất trường lớp tại vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo. Năm học 2023 - 2024, toàn ngành Giáo dục cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách phát triển giáo dục đào tạo; tổ chức tốt việc tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới giáo dục; tiếp tục hoàn thiện phát triển Chương trình giáo dục phổ thông 2018 phù hợp tình hình mới; xây dựng, sửa đổi các chính sách đãi ngộ để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo; nâng cấp, bổ sung thiết bị dạy học phù hợp thực tiễn tại các địa phương; chú trọng công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018; đẩy mạnh tự chủ giáo dục; tiếp tục rà soát, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đảm bảo phù hợp, nâng cao chất lượng giáo dục; đổi mới phương thức thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội nhưng vẫn đảm bảo độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học theo tinh thần của Nghị quyết 29-NQ/TW. 


Tác giả: Nguyễn Xuân Thắng
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Bản đồ
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT tỉnh mà bạn quan tâm nhất?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 317
Hôm qua : 406