• gggg_67af9c1ebb
  • 7_fc19a8f14e
  • TANUYEN2_94f320dc9a
  • TAU2_0e1f9c8391
  • 5_a2ca8e4da3
  • 4_1572ca87ff
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện Tân Uyên chi trả trên 30 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng

Thực hiện Quyết định số 41/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm 2021, đến thời điểm này công tác chỉ tra tiền dịch vụ môi trường rừng của Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện Tân Uyên đã chi trả đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng với số tiền trên 30 tỷ đồng, từ đó giúp người dân nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc chăm sóc và bảo vệ rừng.


 
    Ảnh: Người dân xã Phúc Khoa được nhận tiền từ dịch vụ môi trường rừng
   

Nhiều năm nay trở lại đây trên địa bàn xã Phúc Khoa không xảy ra cháy rừng, các vụ vi phạm lâm luật giảm dần qua các năm. Để có được kết quả đó là có sự vào cuộc của các cấp, các ngành xã tích cực tuyên truyền vận động người dân trong việc chăm sóc và bảo vệ rừng, từ đó người dân đã được hưởng lợi từ rừng. Xã Phúc Khoa được Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện Tân Uyên giao khoán bảo vệ rừng với tổng diện tích trên 5 nghìn ha, hiện toàn bộ diện tích rừng trên địa bàn  xã được giao khoán được bảo vệ tốt, đã phát huy chức năng phòng hộ, cải thiện môi trường và bảo vệ nguồn nước. Vừa qua, xã Phúc Khoa phối hợp với Ban Quản lý Rừng huyện Tân Uyên đã chi trả cho 1.279 hộ của 9 bản trên địa bàn xã với số tiền trên 7 tỷ đồng tiền DVMTR năm 2021 cho các chủ rừng. Số tiền này đã tạo động lực để bà con nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc chăm sóc, bảo vệ rừng. Ông: Lý Văn Quyến - Trưởng bản Nậm Bon phấn khởi cho biết: Từ khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR, ý thức, trách nhiệm giữ rừng, phát triển rừng của người dân trong bản đã nâng lên rõ rệt. Tình trạng chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy của người dân đã giảm đáng kể. Qua đó đã hạn chế được tình trạng cháy rừng xảy ra.
Hiện này Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện Tân Uyên quản lý trên 23 nghìn ha rừng trên địa bàn 10 xã, thị trấn, với số hộ được thụ hưởng là trên 8 nghìn hộ. Trong quá trình thực hiện việc chi trả DVMTR và đánh giá tổng kết trong năm 2021 thì diện tích đủ điều kiện được chi trả đạt gần 100%. Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện đã thực hiện chi trả đợt 1 với số tiền là gần 15 tỷ đồng, đợt 2 từ ngày mùng 01/3 đến ngày mùng 06/3/2022 với số tiền trên 15 tỷ đồng, qua hai đợt đơn vị đã chi trả với số tiền là trên 30 tỷ đồng. Để công tác chi trả tiền DVMTR được thực hiện đảm bảo Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện đã phối hợp chặt chẽ giữa cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức thôn bản và đặc biệt là với những cá nhân nhận khoán trồng rừng của Ban quản lý rừng phòng hộ và các tổ chức khác khi tham gia thực hiện. Đồng chí Mai Hồng Hạnh - Phó Giám đốc Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện Tân Uyên cho biết: Từ khi có chính sách chi trả DVMTR, ý thức giữ rừng của người dân đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Nhân dân các dân tộc trong huyện tích cực hơn trong công tác bảo vệ, phát triển rừng. Số vụ vi phạm pháp luật bảo vệ rừng giảm đáng kể. Nhiều năm trở lại đây, trên địa bàn huyện Tân Uyên không có vụ cháy rừng nào xảy ra. Không chỉ bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, nhiều hộ dân còn tích cực tham gia trồng rừng, góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc. Chính sách chi trả DVMTR đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao tỷ lệ độ che phủ rừng trên địa bàn huyện, giúp cho những cánh rừng của huyện ngày càng xanh tốt. Đây là một chính sách đúng đắn, hợp lòng dân, được Nhân dân các dân tộc trong huyện đồng tình ủng hộ.

Việc triển khai thực hiện hiệu quả chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn huyện Tân Uyên không chỉ nâng cao ý thức bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng, mà còn góp phần tạo sinh kế, giúp người dân có việc làm, tăng thu nhập, tạo động lực để người dân gắn bó với nghề rừng. Trong thời gian tới, Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện Tân Uyên tiếp tục triển khai các quy định, điều khoản bắt buộc trong Nghị định 68/NĐ-CP của Chính phủ năm 2016, triển khai các chương trình chính sách về bảo vệ phát triển rừng gắn với phát triển kinh tế của người dân tại địa phương; gắn kết mục đích giữa nông nghiệp, lâm nghiệp và các mục đích khác đảm bảo cuộc sống sinh kế của người dân, tăng cường công tác tuyên truyền để người dân nhận thức sâu sắc hơn về công tác bảo vệ rừng và lợi ích mang lại từ nghề rừng; phối hợp với chính quyền địa phương, UBND các xã, thị trấn, các đoàn thể xây dựng các công trình phụ trợ cho công tác bảo vệ và phát triển rừng.
            


Tác giả: Nguyễn Thường
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT tỉnh mà bạn quan tâm nhất?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 374
Hôm qua : 1.665