• gggg_67af9c1ebb
  • 7_fc19a8f14e
  • TANUYEN2_94f320dc9a
  • TAU2_0e1f9c8391
  • 5_a2ca8e4da3
  • 4_1572ca87ff
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

TÀI LIỆU GIỚI THIỆU LUẬT CƯ TRÚ NĂM 2020

 

 

Ngày 13 tháng 11 năm 2020, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Cư trú năm 2020, Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2021. Theo đó, Luật được ban hành với những nội dung cơ bản như sau:

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT

Tự do cư trú là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong các bản Hiến pháp của Nhà nước ta và được cụ thể hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật về cư trú với những quy định cụ thể về điều kiện, thủ tục đăng ký cư trú; qua đó, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho công dân được thực hiện quyền tự do cư t, lựa chọn nơi cư trú.

Luật Cư trú năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú năm 2013 được ban hành đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong công tác lập pháp của Nhà nước ta, góp phần từng bước hoàn thiện quy định của pháp luật về cư trú, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội, yêu cầu quản lý dân cư, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phục vụ có hiệu quả việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong từng thời kỳ. Trên cơ sở các quy định của pháp luật về cư trú, tổ chức bộ máy cơ quan đăng ký, quản lý cư trú của lực lượng Công an nhân dân được củng cố, kiện toàn với đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất ngày càng được tăng cường; cơ sở dữ liệu về cư trú với hệ thống tàng thư hồ sơ hộ khẩu đã và đang đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác quản lý nhà nước về cư trú.

Tuy nhiên, trước yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới, yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân và chủ trương đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến đã đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật về cư trú; trong đó, việc xây dựng, ban hành Luật Cư trú năm 2020 là cần thiết với những lý do cụ thể sau:

Thứ nhất, bảo đảm tốt hơn nữa quyền tự do cư trú của công dân

Việc sửa đổi Luật Cư trú năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) là để cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về bảo đảm quyền con người, quyền công dân liên quan đến quản lý cư trú theo hướng quy định công khai, minh bạch, đơn giản hóa giấy tờ, giảm thời gian, chi phí; xóa bỏ các thủ tục hành chính còn rườm rà, dễ bị lợi dụng để gây phiền hà cho người dân, qua đó, bảo đảm tốt hơn nữa việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân.

Thứ hai, góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự trong tình hình mới

Trước yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới, Đảng ủy Công an Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/ĐUCA ngày 08/01/2018 về nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, xây dựng lực lượng Công an nhân dân năm 2018 và những năm tiếp theo, Nghị quyết đã đặt ra nhiệm vụ: Tăng cường quản lý cư trú, quản lý dân cư, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh, trật tự trong tình hình mới.

Thứ ba, thực hiện việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến công tác đăng ký, quản lý cư trú

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 112/NQ-CP ngày 30/10/2017 về đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư, trong đó có phương án bãi bỏ hình thức quản lý dân cư bằng Sổ Hộ khẩu, Sổ Tạm trú và thay thế bằng hình thức quản lý theo số định danh cá nhân cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì việc thực hiện trình tự, thủ tục đăng ký cư trú cho công dân cũng cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với hình thức quản lý mới cũng như yêu cầu quản lý dân cư trong tình hình mới; qua đó, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân khi thực hiện thủ tục đăng ký cư trú cũng như tạo ra sự chuyển biến căn bản trong quan hệ giải quyết thủ tục đăng ký cư trú giữa cơ quan nhà nước với người dân.

Thứ tư, đáp ứng yêu cầu ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong công tác quản lý cư trú mà trọng tâm là xây dựng, quản lý cư trú qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Trong điều kiện nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập quốc tế, yêu cầu đặt ra là phải hiện đại hóa công tác quản lý cư trú theo hướng ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, phù hợp với xu hướng của các nước trên thế giới. Trong khi đó, khoa học, công nghệ trong đăng ký, quản lý cư trú ở nước ta còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng của công dân, chưa bảo đảm phục vụ tốt yêu cầu quản lý dân cư và hội nhập quốc tế. Mặt khác, dữ liệu đăng ký, quản lý cư trú hiện nay chủ yếu được lưu trữ thủ công; việc cấp, quản lý, sử dụng giấy tờ về đăng ký, quản lý cư trú tuy có nhiều cố gắng cải tiến, sắp xếp hợp lý hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân; do đó, cần quy định việc đăng ký, quản lý cư trú theo hướng ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến để vừa quản lý chặt chẽ dân cư, vừa góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và từng bước thực hiện Chính phủ điện tử.

II. MỤC ĐÍCH, QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG LUẬT

1. Mục đích xây dựng Luật

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về cư trú bảo đảm phù hợp với chủ trương cải cách hành chính và tiến trình hội nhập, mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xu thế hội nhập quốc tế hiện nay.

- Thực hiện chủ trương hiện đại hóa và đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến công tác quản lý dân cư; bảo đảm tốt hơn nữa tính công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho công dân thực hiện quyền tự do cư trútăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về cư trú.

- Bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật quy định về các giấy tờ của công dân; đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội, góp phần phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội của đất nước.

2. Quan điểm chỉ đạo xây dựng Luật

- Bảo đảm phù hợp với quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về quản lý cư trú và chủ trương đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư.

- Tạo khuôn khổ pháp lý hữu hiệu để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn còn quốc tịch Việt Nam trở về Việt Nam sinh sống, làm ăn; trình tự, thủ tục đăng ký đơn giản, thuận tiện, kịp thời, công khai, minh bạch, không gây phiền hà, tiêu cực; đồng thời, bảo đảm cho công tác đăng ký, quản lý cư trú có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.

- Đổi mới hình thức quản lý cư trú trên cơ sở ứng dụng hiệu quả thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến trong quản lý cư trú, bảo đảm tính khoa học, công khai, minh bạch và thuận tiện cho đăng ký, quản lý cư trú.

- Tổng kết đầy đủ, toàn diện thực tiễn thi hành pháp luật về cư trú để kế thừa các quy định của Luật Cư trú còn phù hợp và đang phát huy tác dụng trong công tác đăng ký, quản lý cư trú; đồng thời, tiếp thu có chọn lọc pháp luật và kinh nghiệm quản lý cư trú của nước ngoài để vận dụng phù hợp với đặc điểm, điều kiện của Việt Nam.

- Quy định cụ thể các nội dung liên quan đến cư trú, hạn chế mức thấp nhất việc phải ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành pháp luật để các cơ quan, tổ chức, cá nhân chấp hành luật nghiêm chỉnh, kịp thời, thống nhất.

III. BỐ CỤC CỦA LUẬT

          Luật Cư trú năm 2020 gồm 07 chương, 38 điều, trong đó có một số nội dung mới, sửa đổi, bổ sung so với Luật Cư trú năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2013), cụ thể như sau:

- Chương I. Những quy định chung, gồm 07 điều (từ Điều 1 đến Điều 7), quy định về: Phạm vi điều chỉnh; giải thích từ ngữ; nguyên tắc cư trú và quản lý cư trú; việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân; bảo đảm việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân và quản lý cư trú; hợp tác quốc tế về quản lý cư trú; các hành vi bị nghiêm cấm về cư trú.

- Chương II. Quyền, nghĩa vụ của công dân về cư trú, gồm 03 điều (từ Điều 8 đến Điều 10), quy định về: Quyền của công dân về cư trú; nghĩa vụ của công dân về cư trú; quyền, nghĩa vụ của chủ hộ và thành viên hộ gia đình về cư trú.

- Chương III. Nơi cư trú, gồm 09 điều (từ Điều 11 đến Điều 19), quy định về: Nơi cư trú của công dân; nơi cư trú của người chưa thành niên; nơi cư trú của người được giám hộ; nơi cư trú của vợ, chồng; nơi cư trú của người học tập, công tác, làm việc trong lực lượng vũ trang; nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền hoặc phương tiện khác có khả năng di chuyển; nơi cư trú của người hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, trẻ em, người khuyết tật, người không nơi nương tựa trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo; nơi cư trú của người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp; nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú.

- Chương IV. Đăng ký thường trú, gồm 7 điều (từ Điều 20 đến Điều 26), quy định về: Điều kiện đăng ký thường trú; hồ sơ đăng ký thường trú; thủ tục đăng ký thường trú; địa điểm không được đăng ký thường trú mới; xóa đăng ký thường trú; tách hộ; điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.

- Chương V. Đăng ký tạm trú, thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng, gồm 05 điều (từ Điều 27 đến Điều 31), quy định về: Điều kiện đăng ký tạm trú; hồ sơ, thủ tục đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú; xóa đăng ký tạm trú; thông báo lưu trú; khai báo tạm vắng.

- Chương VI. Trách nhiệm quản lý cư trú, gồm 05 điều (từ Điều 32 đến Điều 36), quy định về: Trách nhiệm quản lý nhà nước về cư trú; trách nhiệm của cơ quan đăng ký cư trú; người làm công tác đăng ký cư trú; hủy bỏ đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú; Cơ sở dữ liệu về cư trú.

- Chương VII. Điều khoản thi hành, gồm 02 điều (Điều 37 và Điều 38), quy định về: Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của các luật có liên quan đến quản lý cư trú; điều khoản thi hành.

IV. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT

Luật Cư trú năm 2020 cơ bản kế thừa quy định của Luật hiện hành, đồng thời bổ sung 02 điều quy định về giải thích từ ngữ; việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân và bổ sung một số hành vi bị nghiêm cấm phù hợp với phương thức quản lý cư trú mới, cụ thể như sau:

1. Về phạm vi điều chỉnh

Tự do cư trú của công dân là quyền Hiến định, được quy định tại Điều 23 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các quy định của Luật Cư trú chính là nhằm cụ thể hóa việc thực hiện quyền này. Do đó, Luật Cư trú năm 2020 quy định rõ việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân Việt Nam trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để phân biệt với việc cư trú của người có quốc tịch nước ngoài, người không có quốc tịch trên lãnh thổ Việt Nam hiện đang được điều chỉnh bởi Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

2. Về giải thích từ ngữ

Luật Cư trú năm 2020 đã bổ sung quy định về giải thích từ ngữ để làm rõ một số thuật ngữ liên quan đến đăng ký, quản lý cư trú, bao gồm: Chỗ ở hợp pháp; cư trú; cơ sở dữ liệu về cư trú; cơ quan đăng ký cư trú; đăng ký cư trú; lưu trú; tạm vắng; nơi thường trú; nơi tạm trú; nơi ở hiện tại (Điều 2).

3. Việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân

Đối với quy định về việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân, Luật Cư trú năm 2020 cơ bản kế thừa quy định của Luật hiện hành, đồng thời quy định có tính nguyên tắc việc thực hiện quyền này, theo đó công dân thực hiện quyền tự do cư trú theo quy định của Luật và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Luật quy định rõ việc hạn chế quyền này phải được quy định bằng luật cho phù hợp với quy định tại Điều 14 Hiến pháp năm 2013. So với Luật hiện hành, Luật đã bổ sung một số trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 bị hạn chế quyền tự do cư trú đối với: (1) Người bị cách ly có nguy cơ lây lan dịch bệnh cho cộng đồng; (2) Địa điểm, khu vực cách ly vì lý do phòng, chống dịch bệnh theo quyết định của cơ quan, người có thm quyền; địa bàn có tình trạng khẩn cấp theo quy đnh của pháp luật; địa điểm không được đăng ký thường trú mới, đăng ký tạm trú mới, tách hộ theo quy định của Luật này. Các quy định này đảm bảo phù hợp với thực tiễn và pháp luật có liên quan như pháp luật về tình trạng khẩn cấp, pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm…

4. Các hành vi bị nghiêm cấm về cư trú

Luật Cư trú năm 2020 đã lược bỏ một số nội dung quy định về hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến Sổ Hộ khẩu, đồng thời bổ sung một số hành vi bị nghiêm cấm phù hợp với phương thức quản lý cư trú mới như truy cập, khai thác, hủy hoại, làm cản trở, gián đoạn, thay đổi, xóa, phát tán, cung cấp trái phép thông tin trong cơ sở dữ liệu về cư trú... Theo đó, Điều 7 Luật Cư trú năm 2020 quy định các hành vi bị nghiêm cấm về cư trú, bao gồm: (1) Cản trở công dân thực hiện quyền tự do cư trú; (2) Lạm dụng việc sử dụng thông tin về nơi thường trú, nơi tạm trú làm điều kiện để hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; (3) Đưa, môi giới, nhận hối lộ trong việc đăng ký, quản lý cư trú; (4) Không tiếp nhận, trì hoãn việc tiếp nhận hsơ, giấy tờ, tài liệu, thông tin đăng ký cư trú hoặc có hành vi nhũng nhiễu khác; không thực hiện, thực hiện không đúng thời hạn đăng ký cư trú cho công dân khi hồ sơ đủ điều kiện đăng ký cư trú; xóa đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú trái với quy định của pháp luật; (5) Thu, quản lý, sử dụng lệ phí đăng ký cư trú trái với quy định của pháp luật; (6) Tự đặt ra thời hạn, thủ tục, giấy tờ, tài liệu, biểu mẫu trái với quy định của pháp luật hoặc làm sai lệch thông tin, sổ sách, hồ sơ về cư trú; (7) Cố ý cấp hoặc từ chối cấp giấy tờ, tài liệu về cư trú trái với quy định của pháp luật; (8) Lợi dụng việc thực hiện quyền tự do cư trú để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; (9) Làm giả giấy tờ, tài liệu, dữ liệu về cư trú; sử dụng giấy t, tài liệu, dữ liệu giả về cư trú; cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu sai sự thật về cư trú; khai man điều kiện, giả mạo hồ sơ, giấy tờ, tài liệu để được đăng ký thưng trú, đăng ký tạm trú; mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, cầm cố, nhận cầm cố, hủy hoại giấy tờ, tài liệu về cư trú; (10) Tổ chức, kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưng bức người khác vi phạm pháp luật về cư trú; (11) Giải quyết cho đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú khi biết rõ người đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú không sinh sống tại chỗ ở đó; (12) Đồng ý cho người khác đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú vào chỗ của mình để vụ lợi hoặc trong thực tế người đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú không sinh sống tại chỗ ở đó; (13) Truy nhập, khai thác, hủy hoại, làm cn trở, gián đoạn hoạt động, thay đổi, xóa, phát tán, cung cấp trái phép thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú”.

5. Về quyền, nghĩa vụ của công dân về cư trú

So với Luật hiện hành, quyền và nghĩa vụ của công dân về cư trú được Luật Cư trú năm 2020 tách thành 02 chương (Chương II: Quyền, nghĩa vụ của công dân về cư trú; Chương III: Nơi cư trú); theo đó, Chương II quy định cụ thể về quyền của công dân về cư trú (Điều 8); nghĩa vụ của công dân về cư trú (Điều 9); quyền, nghĩa vụ của chủ hộ và thành viên hộ gia đình về cư trú (Điều 10).

5.1. Quyền và nghĩa vụ của công dân về cư trú

Luật Cư trú năm 2020 kế thừa quy định của Luật hiện hành, đồng thời bổ sung một số quyền để phù hợp, thống nhất với quy định của các văn bản pháp luật có liên quan và hình thức quản lý cư trú mới. Theo các quy định này, công dân có quyền lựa chọn, quyết định nơi thường trú, tạm trú của mình phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; được khai thác thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ quyền tự do cư trú… Cụ thể, Điều 8 Luật Cư trú năm 2020 quy định quyền của công dân về cư trú như sau: (1) Lựa chọn, quyết định nơi cư trú của mình, đăng ký cư trú phù hp vi quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; (2) Được bảo đm bí mật thông tin cá nhân, thông tin về hộ gia đình trong Cơ sdữ liệu về cư trú, trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật; (3) Được khai thác thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; được cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của mình xác nhận thông tin về cư trú khi có yêu cầu; (4) Được cơ quan đăng ký cư trú cập nhật, điều chỉnh thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú khi có thay đổi hoặc khi có yêu cầu; (5) Được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền tự do cư trú của mình khi có yêu cầu; (6) Được cơ quan nhà nước có thm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ quyền tự do cư trú; (7) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đi với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật (Điều 8).

Bên cạnh các quyền về cư trú, tại Điều 9 quy định công dân phải thực hiện nghĩa vụ sau: (1) Thực hiện việc đăng ký cư trú theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; (2) Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, giấy tờ, tài liệu về cư trú của mình cho cơ quan, người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin, giấy tờ, tài liệu đã cung cấp; (3) Nộp lệ phí đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

5.2. Quyền, nghĩa vụ của chủ hộ và thành viên hộ gia đình về cư trú

Luật Cư trú năm 2020 quy định rõ quyền, nghĩa vụ của chủ hộ và thành viên hộ gia đình về cư trú. Theo đó, Điều 10 của Luật quy định: (1) Những người cùng ở tại một chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột thì có thể đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú theo hộ gia đình (khoản 1 Điều 10); ( 2) Người không thuộc trường hợp quy đnh tại khoản 1 Điều này nếu có đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp theo quy định của Luật này thì được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú vào cùng một hộ gia đình; (3) Nhiều hộ gia đình có thể đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp; (4) Chủ hộ là ngưi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ do các thành viên hộ gia đình thống nhất đề cử; trường hợp hộ gia đình không có người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì chủ hộ là người được các thành viên hộ gia đình thống nhất đề c; trường hợp các thành viên hộ gia đình không đề cđược thì chủ hộ là thành viên hộ gia đình do Tòa án quyết định. Trường hợp hộ gia đình chỉ có một người thì người đó là chủ hộ; (5) Chhộ có quyn và nghĩa vụ thực hiện, tạo điều kiện, hướng dẫn thành viên hộ gia đình thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú và những nội dung khác theo quy định của Luật này; thông báo với cơ quan đăng ký cư trú về việc trong hộ gia đình có thành viên thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 24, khoản 1 Điều 29 của Luật này; (6) Thành viên hộ gia đình có quyền và nghĩa vụ thống nhất đề cử chủ hộ; thực hiện đầy đủ quy định về đăng ký, qun lý cư trú.

6. Về nơi cư trú

Luật Cư trú năm 2020 đã tách riêng 01 chương (Chương III) quy định về nơi cư trú. Theo đó, Luật kế thừa những quy định của Luật hiện hành về nơi cư trú của người chưa thành niên (Điều 12); nơi cư trú của người được giám hộ (Điều 13); nơi cư trú của vợ, chồng (Điều 14); đồng thời, quy định rõ và bổ sung một số nội dung, cụ thể như sau:

6.1. Về nơi cư trú của công dân

Điều 11 Luật Cư trú năm 2020 quy định nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú. Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi hiện tại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.

Về cơ bản, mọi công dân đều phải đăng ký chỗ ở thường trú - là nơi công dân sinh sống ổn định lâu dài và đã được đăng ký thường trú. Trên thực tế, do điều kiện làm việc, công tác, học tập nên việc công dân tạm thời rời khỏi nơi thường trú của mình để đến nơi khác ở trong khoảng thời gian nhất định là việc thường xảy ra; trong các trường hợp này, công dân sẽ thực hiện việc đăng ký tạm trú tại chỗ ở tạm thời đó và sẽ có cả nơi tạm trú đồng thời với nơi thường trú mà họ đã đăng ký. Do đó, quy định nêu trên của Luật là phù hợp và phản ánh đúng thực tế hiện nay.

6.2. Về nơi cư trú của người học tập, công tác, làm việc trong lực lượng vũ trang; nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền hoặc phương tiện khác có khả năng di chuyển

- Về nơi cư trú của người học tập, công tác, làm việc trong lực lượng vũ trang: Người học tập, công tác, làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân là những đối tượng có yêu cầu, điều kiện đặc thù, do đó cần có những quy định riêng biệt để bảo đảm phù hợp với yêu cầu công tác, tính chất hoạt động của từng lực lượng trong từng giai đoạn, thời điểm cụ thể. Do vậy, kế thừa quy định của Luật hiện hành, đồng thời bảo đảm phù hợp với yêu cầu công tác, Luật Cư trú năm 2020 quy định rõ hơn về nơi cư trú của người học tập, công tác, làm việc trong lực lượng vũ trang. Theo đó, tại các khoản 1, 2 Điều 15 của Luật quy định:

1. Nơi cư trú của sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chc quốc phòng, sinh viên, học viên các trưng Quân đội nhân dân là nơi đơn vị của người đó đóng quân, trừ trưng hp sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng có nơi cư trú khác theo quy định của Luật này.

2. Nơi cư trú của sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, học sinh, sinh viên, học viên các trường Công an nhân dân, hạ sĩ quan nghĩa vụ, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an là nơi đơn vị của người đó đóng quân, trừ trường hợp sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an có nơi cư trú khác theo quy định của Luật này.

Bên cạnh đó, để bảo đảm phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của từng lực lượng, so với Luật hiện hành, Luật Cư trú năm 2020 đã bổ sung khoản 3 Điều 15: Giao Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về điều kiện, hồ sơ, thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại nơi đơn vị đóng quân đối với người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, cụ thể như sau: Điều kiện, hồ sơ, thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại nơi đơn vị đóng quân đối với người quy định tại khoản 1 Điều này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định, đối với người quy định tại khoản 2 Điều này do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.

- Về nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền hoặc phương tiện khác có khả năng di chuyển: Luật Cư trú năm 2020 quy định rõ về nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền hoặc phương tiện khác có khả năng di chuyển; theo đó, nơi cư trú của những người này là nơi đăng ký phương tiện đó, trừ trường hợp có nơi cư trú khác theo quy định của Luật này. Đối với phương tiện không phải đăng ký hoặc có nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ thì nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động là nơi phương tiện đó thường xuyên đậu, đỗ (Điều 16).

6.3. Về nơi cư trú của người hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, trẻ em, người khuyết tật, người không nơi nương tựa trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo; nơi cư trú của người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp; nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú

Luật Cư trú năm 2020 bổ sung 03 điều quy định về: Nơi cư trú của người hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, trẻ em, người khuyết tật, người không nơi nương tựa trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo (Điều 17); nơi cư trú của người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp (Điều 18); nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú (Điều 19); theo đó Luật quy định:

- Nơi cư trú của người hoạt động tín ngưỡng, nhà tu hành, chức sắc, chức việc, người khác hoạt động tôn giáo sinh sống trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo là cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo, trừ trường hợp có nơi cư trú khác theo quy định của Luật này (khoản 1 Điều 17).

          - Nơi cư trú của trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa được nhận nuôi và sinh sống trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo là cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo (khoản 2 Điều 17).

- Nơi cư trú của người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp tại cơ sở trợ giúp xã hội là cơ sở trợ giúp xã hội (khoản 1 Điều 18).

- Nơi cư trú của người được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng là nơi cư trú của người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng (khoản 2 Điều 18).

- Nơi cư trú của người không có nơi thường trú và nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú là nơi ở hiện tại của người đó; trường hợp không có chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống. Người không có nơi thường trú, nơi tạm trú phải khai báo thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại (Điều 19).

Việc bổ sung quy định này nhằm bảo đảm quản lý tốt hơn đối với người chưa đăng ký thường trú, tạm trú ở đâu (như người di cư, sống lang thang, không có giấy tờ tùy thân, không có chỗ ở hợp pháp hoặc có chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng không được chủ hộ đồng ý cho đăng ký thường trú tạm trú...); đồng thời bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của một bộ phận công dân Việt Nam chưa có nơi thường trú, nơi tạm trú. Quy định này sẽ là cơ sở để các địa phương xây dựng và áp dụng các chính sách về kinh tế - xã hội phù hợp cho nhóm người này; bảo đảm tốt hơn nữa trong công tác quản lý dân cư, giữ vững an ninh, trật tự, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi đất nước ta áp dụng phương thức quản lý dân cư bằng Cơ sở dữ liệu điện tử thông qua mã số định danh cá nhân.

 

 

7. Về đăng ký thường trú

Khác với Luật hiện hành, Luật Cư trú năm 2020 quy định thay thế việc đăng ký, quản lý thường trú từ phương thức thủ công bằng sổ giấy sang phương thức quản lý hiện đại bằng công nghệ thông tin. Cụ thể là, quản lý bằng việc sử dụng mã số định danh cá nhân để truy cập, cập nhật, điều chỉnh trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Thông tin về nơi thường trú của mỗi công dân là trường thông tin dữ liệu số được cập nhật, điều chỉnh trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú. Việc đổi mới phương thức quản lý theo hướng này giúp công dân không cần mang theo các loại giấy tờ có chứa thông tin cá nhân đã thể hiện trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cũng như không phải sao y chứng thực các loại giấy tờ này khi thực hiện thủ tục hành chính hoặc tham gia giao dịch dân sự mà chỉ cần mang theo thẻ Căn cước công dân hoặc cung cấp mã số định danh cá nhân cho cơ quan chức năng để thực hiện. Theo đó, Luật Cư trú năm 2020 quy định như sau:

7.1. Điều kiện đăng ký thường trú

Qua tổng kết thực tiễn thi hành Luật Cư trú năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) cho thấy, việc thực hiện quy định điều kiện riêng về đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương chưa thực sự hiệu quả vì chỉ hạn chế được số lượng người đăng ký thường trú chứ không hạn chế được việc người dân chuyển đến lao động, học tập, sinh sống thực tế tại các đô thị lớn. Hơn nữa, việc đặt ra các điều kiện riêng này sẽ làm hạn chế quyền tự do cư trú của công dân; tác động đến quyền, lợi ích của một bộ phận công dân đang sinh sống, làm việc tại các thành phố lớn chưa đủ điều kiện đăng ký thường trú. Do vậy, Luật Cư trú năm 2020 đã bỏ các quy định riêng về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương (Điều 20), tức là không có quy định riêng về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương; việc đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là như nhau, không có sự phân biệt và được áp dụng chung, thống nhất trên toàn quốc. Quy định này nhằm tạo sự bình đẳng trong quản lý cư trú đối với mọi công dân; bảo đảm quyền tự do cư trú của công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đang sinh sống trên địa bàn thành phố trực thuộc Trung ương nhưng chưa được đăng ký thường trú mặc dù có chỗ ở hợp pháp.

Theo đó, Điều 20 Luật Cư trú năm 2020 quy định: (1) Công dân có chỗ hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó; (2) Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây: (i) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con; (ii) Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thn hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhn thức, khnăng điều khiển hành vi về với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ; (iii) Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở vi người giám hộ.

          Luật bổ sung quy định điều kiện đăng ký thường trú vào chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ. Cụ thể, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ nếu bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08m2/sàn/người (điểm b khoản 3 Điều 20). Đồng thời, người này còn phải được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ. Kéo theo đó, trong hồ sơ đăng ký thường trú phải có giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú.

7.2. Về thủ tục đăng ký thường trú

 Luật Cư trú năm 2020 đã chỉnh lý quy định về đăng ký thường trú bằng hình thức cấp Sổ Hộ khẩu theo định hướng của Nghị quyết số 112/NQ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư. Theo đó, so với Luật hiện hành, Luật Cư trú năm 2020 đã bỏ toàn bộ các quy định về thủ tục cấp đổi Sổ Hộ khẩu; cấp lại Sổ H khẩu; cấp Giấy chuyển hộ khẩu; đồng thời, quy định thủ tục đăng ký thường trú như sau: (1) Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú; (2) Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký b sung h (khoản 1, 2 Điều 22).

Bên cạnh đó, do sử dụng phương thức quản lý hiện đại bằng công nghệ thông tin nên thời gian giải quyết đăng ký thường trú cho công dân cũng đơn giản, rút ngắn cả về thủ tục và thời gian. Theo quy định hiện hành, thời gian giải quyết đăng ký thường trú là 15 ngày, còn theo quy định Luật Cư trú năm 2020 tối đa là 07 ngày (khoản 3 Điều 22).

7.3. Về địa điểm không được đăng ký thường trú mới

Luật Cư trú năm 2020 bổ sung, quy định về các địa điểm không được đăng ký thường trú mới. Đây là những nơi ở không an toàn, không thể ở lâu dài hoặc nếu cho phép đăng ký thường trú mới tại chỗ ở đó vì sẽ phát sinh thêm phức tạp liên quan đến an ninh, trật tự, quy hoạch phát triển địa phương. Do đó, cần yêu cầu công dân không được đăng ký thường trú mới vào những địa điểm này (trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 của Luật). Theo đó, Điều 23 Luật Cư trú năm 2020 quy định các địa điểm không được đăng ký thường trú mới, bao gồm: (1) Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật; (2) Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đt không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật; (3) Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật; (4) Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; (5) Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thm quyền.

7.4. Về xóa đăng ký thường trú

Ngoài các trường hợp bị xóa đăng ký thường trú như hiện nay, xuất phát từ thực tiễn và để nâng cao hiệu quả quản lý về cư trú, nắm đúng thực tế số hộ, số người thường trú trên địa bàn, hạn chế tình trạng cư trú “ảo” (công dân đăng ký nơi thường trú nhưng thực tế không sinh sống tại đó và cũng không thông báo cho cơ quan quản lý cư trú), phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hoạch định, thực hiện chính sách an ninh xã hội cũng như nâng cao ý thức trách nhiệm của công dân, hộ gia đình trong đăng ký, quản lý cư trú và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người có liên quan, Luật Cư trú năm 2020 đã bổ sung một số trường hợp xóa đăng ký thường trú tại Điều 24, cụ thể:

1. Vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng, trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư hoặc trường hợp đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng (điểm d khoản 1 Điều 24);

2. Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam (điểm đ khoản 1 Điều 24);

3. Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ sau 12 tháng kể từ ngày chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ vẫn chưa đăng ký thường trú ở chỗ ở mới, trừ trường hợp quy định tại điểm h khoản 1 Điều 24 (điểm e khoản 1 Điều 24);

4. Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác mà sau 12 tháng kể từ ngày chuyển quyền sở hữu vẫn chưa đăng ký thường trú ở chỗ ở mới, trừ trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý tiếp tục cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ và cho đăng ký thường trú tại chỗ ở đó hoặc trường hợp quy định tại điểm h khoản 1 Điều 24 (điểm g khoản 1 Điều 24);

5. Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ và không được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó; người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở thuộc quyền sở hữu của mình nhưng đã chuyển quyền sở hữu chỗ ở cho người khác và không được chủ sở hữu mới đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó (điểm h khoản 1 Điều 24);

6. Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật (điểm i khoản 1 Điều 24).

Việc xóa đăng ký thường trú nêu trên chỉ là xóa thông tin về nơi thường trú đang được đăng ký của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú trong trường hợp công dân không thực tế cư trú tại chỗ đó nữa; trường hợp đăng ký thường trú tại chỗ ở mới sẽ không phải thực hiện thủ tục xóa đăng ký thường trú như hiện nay mà chỉ cần thực hiện thủ tục tại cơ quan đăng ký cư trú ở nơi cư trú mới. Việc xóa đăng ký thường trú nhằm ghi nhận chính xác tình trạng cư trú của người dân, bảo đảm thực hiện chặt chẽ công tác quản lý dân cư nói chung và quản lý về cư trú nói riêng; không làm ảnh hưởng đến các thông tin cá nhân, thông tin về hộ tịch khác của công dân; dữ liệu liên quan đến lịch sử quá trình cư trú của công dân vẫn được lưu giữ trên hệ thống để phục vụ công tác quản lý cũng như tạo thuận lợi cho người dân khi thực hiện việc đăng ký cư trú tại nơi ở mới hay khi trở lại nơi đã bị xóa đăng ký thường trú hoặc khi cần xác minh, chứng nhận các thông tin cá nhân, thông tin về cư trú.

Bên cạnh đó, tại điểm d khoản 1 Điều 24 Luật Cư trú năm 2020 bổ sung các trường hợp loại trừ không cần xóa đăng ký thường trú đối với người đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, trường giáo dưỡng, quy định này để đơn giản hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho việc tái hòa nhập cộng đồng và công tác quản lý của Nhà nước đối với người đã chấp hành xong bản án, quyết định xử lý hành chính. Trường hợp công dân đi lao động, học tập ở nước ngoài không phải để định cư cũng không bị xóa đăng ký thường trú theo quy định tại điểm này.

7.5. Quy định về tách hộ; điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú

Luật Cư trú năm 2020 đã sửa đổi, bổ sung các thủ tục về tách Sổ Hộ khẩu; được xác định theo hướng đây là việc tách hộ gia đình và được thực hiện bằng việc điều chỉnh, cập nhật trường thông tin về chủ hộ, quan hệ với chủ hộ trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú; điều chỉnh những thay đổi trong Sổ Hộ khẩu, cụ thể như sau:

­          - Về tách hộ, khoản 1 Điều 25 Luật Cư trú năm 2020 quy định thành viên hộ gia đình được tách hộ để đăng ký thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện sau đây: (a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đ; trường hợp có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ để lập thành một hộ gia đình mới thì trong số các thành viên đó có ít nhất một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; (b) Được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý, trừ trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chng đã ly hôn mà vẫn được cùng sdụng chỗ ở hợp pháp đó; (c) Nơi thường trú của hộ gia đình không thuộc trường hợp quy định tại Điều 23 của Luật này.

Bên cạnh đó, Luật quy định cụ thể về hồ sơ tách hộ và thủ tục tách hộ (khoản 2, 3 Điều 25).

          - Về điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, khoản 1 Điều 26 Luật Cư trú năm 2020 quy định việc điều chỉnh thông tin về cư trú của dân cư được thực hiện trong các trường hợp sau đây: (a) Thay đổi chủ hộ; (b) Thay đổi thông tin về hộ tịch so với thông tin đã được lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu về cư trú; (c) Thay đổi địa chỉ nơi cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú do có sự điều chỉnh về địa giới đơn vị hành chính, tên đơn vị hành chính, tên đường, phố, tổ dân phố, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, cách đánh số nhà; về hồ sơ và thủ tục điều chỉnh thông tin về cư trú được quy định cụ thể tại khoản 2, 3 Điều 26.

          8. Đăng ký tạm  trú, thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng

          Luật Cư trú năm 2020 quy định cụ thể về điều kiện đăng ký tạm trú (Điều 27) và hồ sơ, thủ tục đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú (Điều 28); bổ sung các quy định về xóa đăng ký tạm trú (Điều 29); cơ bản giữ nguyên các quy định còn phù hợp của Luật hiện hành về lưu trú và thông báo lưu trú, đồng thời bổ sung các quy định về khai báo tạm vắng (Điều 30), cụ thể như sau:

          8.1. Điều kiện đăng ký tạm trú; hồ sơ, thủ tục đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú

          - Về điều kiện đăng ký tạm trú: Điều 27 Luật Cư trú năm 2020 quy định rõ công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú; thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần; công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật này.

- Về hồ sơ, thủ tục đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú: Luật Cư trú năm 2020 đã sửa đổi, bổ sung theo hướng thay thế quy định về đăng ký, quản lý tạm trú bằng hình thức Sổ Tạm trú bằng việc cập nhật thông tin về nơi đăng ký tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và trách nhiệm thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú trên các cơ sở dữ liệu này của cơ quan đăng ký, quản lý cư trú. Theo đó, khoản 1 Điều 28 Luật Cư trú năm 2020 quy định hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm: (a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản; (b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Theo đó, khi tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký tạm trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do (khoản 2 Điều 28). Trong thời hạn 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn tạm trú đã đăng ký, công dân phi làm thủ tục gia hạn tạm trú. Hồ sơ, thủ tục gia hạn tạm trú thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Sau khi thm đnh hồ sơ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm cập nhật thông tin về thời hạn tạm trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do (khoản 3 Điều 28).

8.2. Xóa đăng ký tạm trú; thông báo lưu trú; khai báo tạm vắng

- Về xóa đăng ký tạm trú: Luật Cư trú năm 2020 bổ sung 01 quy định về xóa đăng ký tạm trú để quản lý chặt chẽ tình hình biến động của dân cư sinh sống. Theo đó, khoản 1 Điều 29 quy định các trường hợp xóa đăng ký tạm trú, bao gồm: (a) Chết; có quyết định của Tòa án tuyên bmất tích hoặc đã chết; (b) Đã có quyết đnh hủy bỏ đăng ký tạm trú quy định tại Điều 35 của Luật này; (c) Vắng mặt liên tục tại nơi tạm trú từ 06 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác; (d) Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; (đ) Đã được đăng ký thưng trú tại chính nơi tạm trú; (e) Người đã đăng ký tạm trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác; (g) Người đã đăng ký tạm trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác, trừ trường hợp được chủ sở hữu mi đồng ý cho tiếp tục sinh sống tại chỗ ở đó; (h) Người đăng ký tạm trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết đnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật. Đồng thời tại khoản 2 Điều 29 Luật quy định cơ quan đã đăng ký tạm trú có thẩm quyền xóa đăng ký tạm trú và phải ghi rõ lý do, thời điểm xóa đăng ký tạm trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.

- Về thông báo lưu trú; khai báo tạm vắng: Luật Cư trú năm 2020 cơ bản giữ nguyên các quy định còn phù hợp của Luật hiện hành về lưu trú và thông báo lưu trú. Đối với việc khai báo tạm vắng, Luật Cư trú năm 2020 đã chỉnh lý, quy định rõ các trường hợp cần khai báo tạm vắng; đồng thời, bổ sung quy định về khai báo tạm vắng đối với người đang phải thực hiện các nghĩa vụ khác đối với Nhà nước (như nghĩa vụ quân sự; nghĩa vụ chấp hành hình phạt tiền, nghĩa vụ nộp thuế…) theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; người đi khỏi đơn vị hành chính cấp xã nơi thường trú từ 12 tháng liên tục trở lên (đối với người không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 31 Luật Cư trú), trừ trường hợp đã đăng ký tạm trú tại nơi ở mới hoặc đã xuất cảnh ra nước ngoài.

9. Trách nhiệm quản lý cư trú

Luật Cư trú năm 2020 cơ bản kế thừa các quy định của Luật hiện hành về trách nhiệm quản lý nhà nước về cư trú (Điều 32); trách nhiệm của cơ quan đăng ký cư trú (Điều 33); người làm công tác đăng ký cư trú (Điều 34); hủy bỏ đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú (Điều 35); Cơ sở dữ liệu về cư trú (Điều 36); đồng thời bổ sung, quy định rõ một số nội dung sau:

9.1. Trách nhiệm quản lý nhà nước về cư trú; trách nhiệm của cơ quan đăng ký cư trú

Luật Cư trú năm 2020 bổ sung, quy định rõ trách nhiệm của Bộ Công an trong việc tổ chức việc đăng ký, quản lý cư trú trên toàn quốc, cập nhật thông tin về cư trú vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú (điểm b khoản 2 Điều 32); xác nhận thông tin về cư trú, thông báo về kết quả thực hiện các thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú, khai báo thông tin, điều chỉnh thông tin về cư trú, tách hộ dưới hình thức văn bản, tin nhắn điện tử hoặc hình thức khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an (khoản 3 Điều 33).

9.2. Cơ sở dữ liệu về cư trú

Luật Cư trú năm 2020 quy định Cơ sở dữ liệu về cư trú được xây dựng để phục vụ công tác quản lý nhà nước về cư trú, là tài sản quốc gia do Bộ Công an thống nhất quản lý. Cơ sở dữ liệu về cư trú phải bảo đảm kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu khác theo quy định của pháp luật, đáp ứng chuẩn về cơ sở dữ liệu và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin (khoản 1, 2 Điều 36).

10. Về điều khoản thi hành

10.1. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định của các luật có liên quan đến quản lý cư trú

Luật bổ sung quy định về sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 9 của Luật Căn cước công dân số 59/2014/QH13 để bổ sung một số trường thông tin của công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ việc giải quyết các thủ tục hành chính và nhu cầu dân sự của công dân, gồm: Nơi tạm trú; tình trạng khai báo tạm vắng; quan hệ với chủ hộ và họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của các thành viên hộ gia đình.

Luật cũng quy định bãi bỏ một số nội dung liên quan đến đăng ký, quản lý cư trú, sử dụng thông tin liên quan đến Sổ Hộ khẩu trong giải quyết thủ tục hành chính của Luật Thủ đô, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Lý lịch tư pháp.

10.2. Điều khoản thi hành

- Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2021;

- Kể từ ngày Luật này có hiệu lực, Sổ Hộ khẩu, Sổ Tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022. Trường hợp thông tin trong Sộ Hộ khẩu, Sổ Tạm trú khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong Cơ sở sữ liệu về cư trú. Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký, khai báo về cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ Hộ khẩu, Sổ Tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ Hộ khẩu, Sổ Tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật này và không cấp mới, cấp lại Sổ Hộ khẩu, Sổ Tạm trú.

Luật giao trách nhiệm cho Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan khác có liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành có nội dung quy định liên quan đến Sổ Hộ khẩu, Sổ Tạm trú hoặc có yêu cầu xuất trình giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của Luật này, hạn chế việc sử dụng thông tin về nơi cư trú là điều kiện để thực hiện các thủ tục hành chính.

V. TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT

Để triển khai thi hành Luật Cư trú năm 2020, từ nay đến ngày 01 tháng 7 năm 2021, Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật này. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình ban hành các Thông tư quy định chi tiết các nội dung được giao trong Luật. Bộ Công an cần tập huấn nghiệp vụ cho lực lượng trực tiếp làm công tác đăng ký, quản lý cư trú cũng như tuyên truyền, phổ biến rộng rãi cho Nhân dân để hiểu và thực hiện đúng quy định của Luật Cư trú năm 2020./.

 

 

 

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Bản đồ
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT tỉnh mà bạn quan tâm nhất?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 247
Hôm qua : 348