• gggg_67af9c1ebb
  • 7_fc19a8f14e
  • TANUYEN2_94f320dc9a
  • TAU2_0e1f9c8391
  • 5_a2ca8e4da3
  • 4_1572ca87ff
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tân Uyên: Khởi sắc từ những mô hình nông nghiệp

Tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tân Uyên khóa XVIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 phấn đấu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tập trung gắn với chế biến và bao tiêu sản phẩm, góp phần phát triển kinh tế. Huyện đã quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Nhằm thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có hiệu quả cao. Trong thời gian qua, huyện Tân Uyên đã cụ thể hóa các mục tiêu đó, trong đó đã hình thành các mô hình đã và đang mang lại hiệu quả cho người dân và doanh nghiệp giúp người dân từng bước nâng cao thu nhập xóa đói giảm nghèo.


Ảnh: Mô hình Dưa của Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện


Huyện Tân Uyên có tiềm năng lợi thế về phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, những năm qua dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy - HĐND - UBND huyện, kinh tế nông, lâm nghiệp luôn được quan tâm. Nhiều Nghị quyết, Đề án về phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới được ban hành và phát huy hiệu quả thiết thực; chính sách hỗ trợ và ưu tiên nguồn lực thúc đẩy ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ giới hóa trong sản xuất gắn với chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi; đồng thời tích cực thâm canh, mở rộng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt là trong năm 2021, huyện đã thực hiện thí điểm thành công nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, trong đó có mô hình sản xuất Dưa lưới nhà màng công nghệ cao tại thị trấn Tân Uyên. Tại Đại hội Đảng bộ huyện Tân Uyên lần thứ XVIII đã xác định việc: “Khai thác tiềm năng, thế mạnh về phát triển sản xuất nông sản hàng hóa tập trung; hình thành các chuỗi liên kết chặt chẽ trong sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn huyện giai đoạn 2020 - 2025. Một trong những nhiệm vụ chủ yếu là phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao với tổng diện tích 7ha. Ngoài các cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp của Trung ương, của tỉnh, của huyện như xây dựng quy hoạch vùng sản xuất nông, lâm nghiệp phù hợp với điều kiện của từng địa phương; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hoá, tập trung,… ưu tiên tối đa nguồn vốn hỗ trợ sản xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa các giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên và trình độ canh tác của người dân vào sản xuất; quy hoạch sản xuất gắn với chuỗi giá trị hàng hóa, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ vậy, trong thời gian qua đã đạt được những kết quả hết sức phấn khởi, chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng tích cực, hình thành một số vùng sản xuất tập trung. Trong đó có nhiều mô hình đã và đang mang lại hiệu quả cao như mô hình Dưa lưới thị trấn Tân Uyên, mô hình Chuối tại xã Pắc ta, Chanh leo... Trong đó có mô hình trồng Bí ngô bao tử của Trung tâm Dịch vụ Nông huyện Tân Uyên đã cho thu hoạch và đạt hiệu qua cao. Đồng chí Bùi Văn Trung - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Tân Uyên cho biết: Cuối tháng tháng 11 năm 2021, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Tân Uyên đã đưa vào trồng 2.000 m2 Bí bao tử nhà màng ứng dụng công nghệ cao, giống Bí ngô bao tử được Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Tân Uyên đã đưa vào trồng  thử nghiệm có ưu điểm nổi bật là thời gian sinh trưởng ngắn, cây sinh trưởng phát triển khỏe, nhánh gọn, lá dày, ra hoa và đậu quả tập trung sau trồng từ 40 - 45 ngày. Quả có màu xanh sọc trắng đục, kích thước quả nhỏ đều, hợp thị hiếu người tiêu dùng. Đặc biệt, cây ra hoa tập trung và tỷ lệ đậu quả rất cao và cho thu hoạch với kết quả rõ rệt, bình quân một sào có thể cho thu hái từ 3 đến 4 tạ trong vòng 3 tháng với giá bán 60 đến 80 nghìn đồng/kg tùy theo thời điểm; cũng như chất lượng quả, đối với giống Bí bao tử trồng trong nhà màng ứng dụng công nghệ cao có thị trường tiêu thụ rộng, được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Bí bao tử hay còn gọi là nụ bí non có đặc điểm quả nhỏ, ruột đặc, thịt quả chắc, ăn ngon, giòn. Giá trị dinh dưỡng cao, giàu hàm lượng sắt, vitamin, muối khoáng cũng như các axit hữu cơ, giàu chất xơ, chứa hàm lượng calo và chất béo thấp nên rất tốt cho sức khỏe người tiêu dùng. Loại quả này dễ bảo quản và phù hợp với vận chuyển xa nên cũng rất dễ tiêu thụ. Như vậy, đến thời điểm này có thể khẳng định, việc trồng thành công mô hình Bí bao tử của Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Tân Uyên sẽ mở ra triển vọng mới trong việc tăng cường chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện đề án nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, bởi cây Bí bao tử được đánh giá là cây dễ trồng, dễ chăm sóc.
Với những kết quả bước đầu có thể khẳng định việc đưa giống Bí ngô bao tử vào trồng tại huyện Tân Uyên sẽ mở ra hướng phát triển kinh tế mới, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho bà con nơi đây và đây có thể là hướng đi đúng đắn trong chủ trương thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của chính quyền các cấp nhằm tạo những thay đổi lớn trong tư duy sản xuất, thay đổi dần tập quán sản xuất cũ của bà con để đáp ứng nhu cầu phát triển thị trường. Một trong những mô hình đã và đang đạt hiệu quả cao đó là mô hình Bí đao xanh Nôva 209 của gia đình ông Nguyễn Văn Hợi - bản Tân Pắc, xã Pắc Ta, nhận thấy cây Bí đao xanh Nôva 209 phù hợp với nhiều loại thổ nhưỡng, khí hậu, là cây có giá trị kinh tế cao so với các loại cây trồng khác; quy trình chăm sóc đơn giản, thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch nhanh, thời gian sinh trưởng và phát triển tốt, chống chịu sâu bệnh, lên ông đã bàn với gia đình bỏ 2000m2 đất ruộng một vụ có năng suất thấp sang trồng cây Bí đao xanh Nôva 209, chỉ sau hơn 2 tháng vườn Bí đao của gia đình ông đã cho thu hoạch với 2000m2. Cây Bí đao xanh Nôva 209 ông thu được 7 tấn, có thời điểm giá Bí đao xanh Nôva 209 lên đến 15.000đ/kg, gia đình ông cũng thu về trên 30 triệu động.
Cây Bí đao xanh Nôva 209 được Công ty Ngọc Linh - Sơn La đưa vào trồng thử nghiệm tại xã Pắc Ta từ tháng 4 năm 2021 với diện tích là 1,2 ha với 4 hộ tham gia mô hình, cây Bí đao xanh có thời gian sinh trưởng cho đến khi thu hoạch là 12 tháng, chu kỳ thu hoạch từ 5 -7 lần/vụ, theo đánh giá mỗi ha thu hoạch được 70 tấn, bình quân 1 ha người nông dân thu được từ 300-400 triệu đồng, trừ chi phi mỗi ha cũng thu trên 200 triệu đồng. Hiện nay toàn xã Pắc Ta có trên 3ha Bí đao xanh Nôva 209 được trồng tại các bản Tân Pắc, Liên Hợp, Sơn Hà. Từ mô hình trên cho thấy cây Bí đao xanh phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây, đã giúp người dân trong xã xóa đói giảm nghèo. Đồng chí Lê Việt Vương - Chủ tịch UBND xã Pắc Ta cho biết: Để cây Bí đao xanh Nôva 209 trở thành cây xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân trong thời gian tới, xã Pắc Ta tiếp tục tuyên truyền vận động Nhân dân chuyển đổi những diện tích đất kém hiệu quả sang trồng cây Bí đao xanh Nôva 209 vào trồng, bên cạnh đó xã cũng cũng chú trọng xây dựng thương hiệu, đầu ra cho sản phẩm, giúp phát triển kinh tế theo hướng hàng hóa, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân từng bước giúp người dân xóa đói, giảm nghèo.


Ảnh: Mô hình Bí đao tại xã Pắc Ta


    Công ty trách nhiệm hữu hạn Trọng Nghĩa là một trong những Công ty đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ cao, làm nhà màng vào sản xuất nông nghiệp với sản phẩm chủ lực là Dưa leo Baby, Măng tây. Đây là một trong những loại quả đang được thị trường ưa chuộng, đặc biệt giá thành tương đối ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Với quy mô nhà màng 1000 m2, Công ty đã trồng Dưa Baby và Cà chua Socola, đây là 2 loại thực phẩm đi kèm với nhau khi chế biến món ăn… Với giá trên thị trường hiện nay Dưa Baby có giá từ 15.000đ đến 20.000đ/kg, thu hoạch vụ Dưa Baby đầu tiên cho hơn 1 tấn quả, lợi nhuận thu về gia đình anh Phượng được lãi khoảng 25% - 30%.


    Ảnh: Mô hình Dưa Baby của Công ty trách nhiệm hữu hạn Trọng Nghĩa


Để tiếp tục duy trì và phát huy các kết quả đã đạt được trong thời gian tới, huyện Tân Uyên xác định tập trung rà soát, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sản xuất nông nghiệp đã được duyệt, nhằm kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình sản xuất ở từng vùng, từng địa phương, nhất là các vùng sản xuất rau màu, thực phẩm chuyên canh tập trung để sản xuất có hiệu quả cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị tuyệt đối của từng lĩnh vực. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại để nâng cao năng lực và chất lượng chế biến nông lâm thủy sản. Tiếp tục củng cố, kiện toàn, thành lập mới  các hợp tác xã, tổ hợp tác, tạo điều kiện và thu hút các doanh nghiệp mở rộng liên doanh, liên kết sản xuất lúa hàng hóa, lúa chất lượng cao theo quy hoạch; tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nhân rộng các mô hình sản xuất như: Chuối, Dưa lưới, Bí đao xanh… có năng suất cao và rau màu thực phẩm trên chân đất lúa 1 vụ chuyển đổi gắn với xây dựng bao tiêu sản phẩm cho thu nhập cao trên địa bàn toàn huyện, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giá trị bình quân 1 ha canh tác cây hàng năm. Trên cơ sở quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch sản xuất nông nghiệp đến năm 2025, đồng thời rà soát các nội dung hỗ trợ để điều chỉnh, bổ sung kịp thời nhằm khuyến khích phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung là chủ trương đúng đắn và phù hợp với xu thế hiện nay, vì vậy rất cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận, ủng hộ của Nhân dân các dân tộc, tạo bước đột phá thúc đẩy phát triển nông nghiệp của huyện một cách bền vững, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025./.
             


Tác giả: Nguyễn Thường
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT tỉnh mà bạn quan tâm nhất?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 371
Hôm qua : 303