• gggg_67af9c1ebb
  • 7_fc19a8f14e
  • TANUYEN2_94f320dc9a
  • TAU2_0e1f9c8391
  • 5_a2ca8e4da3
  • 4_1572ca87ff
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tân Uyên đưa Nghị quyết 29-NQ/TW vào cuộc sống 

Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng khoá XI đã tạo được sự chuyển biến căn bản về nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ đảng viên và Nhân dân huyện Tân Uyên về vị trí, vai trò của giáo dục đào tạo. Tạo mọi nguồn lực đầu tư cho giáo dục, cơ sở vật chất trường học được tăng cường theo hướng hiện đại. Đội ngũ cán bộ giáo viên cơ bản đáp ứng được yêu cầu đổi mới để thực hiện chương trình, phương pháp tổ chức dạy học theo hướng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học. Quy mô trường, lớp học đáp ứng được yêu cầu học tập của Nhân dân. Chất lượng giáo dục đã có sự chuyển biến tích cực cả về chất lượng giáo dục đại trà và chất lượng mũi nhọn.

 


Ảnh: Đồng chí Bùi Huy Phương - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện trao Bằng công nhận Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 cho Trường Tiểu học số 2 thị trấn Tân Uyên
 

Ngày 04/11/2013, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN”. Xác định đây làm một nhiệm vụ hết sức quan trọng về vị trí, vai trò của công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Tân Uyên trong giai đoạn hiện nay. Đồng chí Nguyễn Thanh Văn - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Trên cơ sở chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và để nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện. Ban Thường vụ Huyện ủy lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức quán triệt cho đội ngũ cán bộ chủ chốt trong toàn huyện. Đồng thời chỉ đạo các cấp ủy đảng, các ngành, các đơn vị trên địa bàn huyện tổ chức tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên và toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên các đơn vị trường học trên địa bàn huyện và tuyên truyền sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó đã giúp đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nói riêng và cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, các tầng lớp Nhân dân hiểu rõ và nắm vững những quan điểm, chủ trương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt cấp huyện với trên 200 đồng chí tham gia; các Chi bộ, Đảng bộ cơ sở tổ chức quán triệt, học tập đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và Nhân dân trên 227 hội nghị với gần 19.000 lượt người tham gia học tập; ngành giáo dục tổ chức 43 hội nghị với 1.391 lượt người tham gia. 
Để Nghị quyết đi vào cuộc sống Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành 5 văn bản chỉ đạo cấp ủy, chính quyền và ngành giáo dục đã kịp thời ban hành các chương trình, kế hoạch để cụ thể hóa Nghị quyết; các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển giáo dục được đưa vào Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương từng giai đoạn, từng năm, từ đó đã tạo chuyển biến rõ nét trong công tác đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đến nay toàn ngành giáo dục có 35/35 chi bộ độc lập, đạt 100%; trong đó giáo viên là đảng viên 679/1.107, đạt 61,3% (sau 10 năm, giáo viên là đảng viên tăng 37,4%).
 

Ảnh: Đồng chí Phan Văn Nguyên - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy trao Bằng công nhận Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 cho Trường Tiểu học số 1, thị trấn Tân Uyên
 

Cấp ủy, Chính quyền và ngành giáo dục tập trung triển khai thực hiện đổi mới nội dung, chương trình giáo dục theo chuẩn kiến thức, kỹ năng nhằm phát huy tư duy sáng tạo, tích cực của học sinh. Cùng với đó tăng cường đầu tư cơ sở vật chất thiết bị dạy học phục vụ đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới cho ngành giáo dục và đào tạo đạt tiêu chuẩn theo quy định. Bên cạnh đó tăng cường bồi dưỡng năng lực, phương pháp dạy học hiện đại cho đội ngũ giáo viên. Đến nay 100% các đơn vị trường học xây dựng Chiến lược phát triển nhà trường hằng năm và giai đoạn; thực hiện tốt chương trình, đề án về giáo dục; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết phù hợp với chức năng nhiệm vụ giao. Trọng tâm chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số, tổ chức hoạt động bán trú; phát triển Chương trình giáo dục miền núi gắn với điều kiện thực tiễn vùng miền; chú trọng giáo dục phát triển hành vi, thói quen tốt cho trẻ; giáo dục kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi; tăng cường áp dụng đa dạng các hình thức và phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp với điều kiện thực tế của trường/lớp và khả năng của trẻ. 
 

Ảnh: Đồng chí Nguyễn Thanh Văn - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện trao Bằng công nhận Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 cho Trường Tiểu học xã Nậm Cần
 

Hằng năm, UBND huyện yêu cầu ngành giáo dục tập trung chỉ đạo các trường đẩy mạnh việc đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục trên cơ sở vận dụng các phương pháp dạy học tích cực: Học thông qua chơi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, ứng dụng các phương pháp giáo dục STEAM vào dạy học, tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm và rèn kỹ năng sống. Qua đó đã phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo của trẻ trong việc tham gia các hoạt động giáo dục. 100% các đơn vị trường học thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học như: Khai thác và sử dụng học liệu điện tử, xây dựng bài giảng điện tử, tổ chức sinh hoạt chuyên môn, giao lưu chuyên môn trực tuyến... góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, tin học trong các trường phổ thông. 100% trường Tiểu học, THCS dạy học ngoại ngữ, tin học. Triển khai Đề án dạy học ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh Lai Châu đối với ngành học Mầm non. Chỉ đạo bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ, tin học theo hướng hiệu quả. Việc bố trí phòng học tin học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế, ưu tiên bố trí cho các “Trường chuẩn Quốc gia”. Các đơn vị trường chủ động rà soát nội dung dạy học trong sách giáo khoa. Tinh giản những nội dung vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình; điều chỉnh, bổ sung kế hoạch dạy học, khung nội dung ôn tập, bổ trợ kiến thức cho học sinh. Xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh phù hợp với điều kiện của từng trường với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tổ chức các hình thức học tập đa dạng, phù hợp với đối tượng, tâm lý lứa tuổi. Chú trọng các hoạt động ngoại khóa, nhất là các hoạt động giáo dục đạo đức, pháp luật, thẩm mỹ, thể chất, truyền thống lịch sử và địa lý, dân số, môi trường, phòng chống tội phạm, các tệ nạn xã hội, dịch bệnh, trật tự an toàn giao thông,…
 

Ảnh: Tiết học tin học của trường Tiểu học số 1 thị trấn Tân Uyên
 

Song song với đó các đơn vị trường thực hiện đánh giá học sinh theo các Thông tư hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, bám sát mục tiêu cần đạt của từng môn học về kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh của từng cấp học. Thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn, thảo luận, thống nhất việc đánh giá, nhận xét giúp đỡ học sinh, thống nhất ra đề kiểm tra định kỳ. 100% giáo viên tham gia xây dựng bộ đề kiểm tra định kỳ, giữa học kỳ và cuối học kỳ đảm bảo yêu cầu. Thay đổi các hình thức kiểm tra, đánh giá, không gây áp lực cho học sinh về điểm số. Học sinh được đánh giá toàn diện về năng lực và phẩm chất. Từ đó công tác kiểm định chất lượng giáo dục ngày càng được củng cố và nâng cao về số lượng và chất lượng. Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết, số trường đạt chuẩn Quốc gia từ 11,4% đã tăng lên 76,5%, vượt 48,5% so với Nghị quyết (Mầm non 09; Tiểu học 08; THCS 07; THPT 01; PTDTNT 01; có 04 trường chuẩn mức độ 2).
 

Ảnh: Tiết môn Hóa học của cô và trò Trường THCS xã Trung Đồng
 

Việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy học được quan tâm chú trọng; kỹ năng khai thác, ứng dụng CNTT, đổi mới phương pháp dạy học tại các nhà trường được nâng lên. Đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học, áp dụng mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên thông giữa các cấp, ngành học; xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người và những hình thức học tập thực hành linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên; tạo nhiều khả năng, cơ hội khác nhau cho người học, bảo đảm sự công bằng xã hội trong giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, hình thành nhiều kênh tiếp nhận thông tin phản ánh của các tổ chức, cá nhân về thực trạng giáo dục trên địa bàn huyện. 
Không ngừng đổi mới công tác quản lý nhà nước trong công tác giáo dục. Thực hiện đánh giá cán bộ thuộc cấp quản lý theo đúng chức năng, thẩm quyền, cấp trên đánh giá cấp dưới; cấp dưới tham gia đóng góp ý kiến, đề xuất xếp loại đối với cấp trên. Công tác quản lý không ngừng được đổi mới theo hướng phát huy tính chủ động của các cơ sở giáo dục. Chỉ đạo tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục, đẩy mạnh phân cấp quản lý giao quyền tự chủ cho các đơn vị trường học; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong các hoạt động của đơn vị. 100% các trường học được giao chủ động trong việc triển khai kế hoạch thời gian năm học, kế hoạch dạy học và tổ chức hoạt động giáo dục; tự chủ về công tác tài chính. 100% cán bộ quản lý các đơn vị có tinh thần chủ động đổi mới, có quyết tâm, luôn không ngừng học hỏi, tìm tòi; tư duy đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại đơn vị; các đơn vị phấn đấu thực hiện tốt các chỉ tiêu được giao trong từng năm học. 
Công tác hướng nghiệp, phân luồng được triển khai bài bản. Thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục hướng nghiệp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đa dạng hóa các hình thức tư vấn hướng nghiệp. Khuyến khích việc dạy nghề truyền thống của địa phương, dạy nghề gắn liền với sản xuất kinh doanh... Hiệu quả công tác giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT có sự chuyển biến tích cực. Năm 2013 toàn huyện có 435/843 học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT, GDTX, đến tháng 12/2022 có 910/1.170 học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT, GDTX, học nghề đạt 77,8%, tăng 26,2% so với năm 2013. 
Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo từng bước được phát triển, ngành giáo dục và đào tạo thường xuyên củng cố, kiện toàn theo yêu cầu đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác quản lý giáo dục, đổi mới dạy học. Cơ bản đội ngũ nhà giáo có chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện đảm bảo chương trình giáo dục phổ thông, đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đến tháng 3/2023, toàn huyện có 1.107 cán bộ quản lý, giáo viên. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được quan tâm đẩy mạnh. Tổ chức thực hiện đúng các quy định về đào tạo, bồi dưỡng. UBND huyện đã ban hành các văn bản về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ. Tạo mọi điều kiện để cán bộ quản lý, giáo viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng chuẩn chức danh nghề nghiệp, chuẩn trình độ đào tạo để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. 
 

Ảnh: Cơ sở vật chất khang trang của Trường Tiểu học số 1 thị trấn Tân Uyên
 

Chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo được đổi mới. Hằng năm, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện công khai kế hoạch phân bổ ngân sách cho các trường học; bố trí nguồn kinh phí hợp lý để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học. Việc sử dụng kinh phí, ngân sách Nhà nước đảm bảo chi đúng nguyên tắc và Luật Ngân sách. Thực hiện nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị. Công tác xã hội hóa giáo dục được các cấp, các ngành quan tâm; nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đã tài trợ dưới nhiều hình thức cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh đạt thành tích cao trong học tập. Việc đầu tư xây dựng, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị có trọng tâm, trọng điểm nên phát huy được hiệu quả ngân sách nhà nước. Đề án nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó khăn, Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy và học cho các đơn vị trường học, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập, nâng cao chất lượng giáo dục. Tỷ lệ phòng học tạm giảm từ 30,7% năm 2013 xuống còn 0,3% năm 2023, đến nay toàn huyện đã xóa 230 phòng học tạm. Đầu tư xây dựng bổ sung mới 427 phòng học, phòng học bộ môn kiên cố và bán kiên cố. Huy động nguồn lực xã hội trong và ngoài nước đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo là trên 225 tỷ đồng. 
Một trong những kết quả nổi bật của ngành giáo dục Tân Uyên trong những năm qua đó là đưa học sinh lớp 3, 4, 5 các Trường Tiểu học về học tại điểm trường trung tâm; dồn dịch các điểm trường theo quan điểm chỉ đạo của tỉnh, của huyện; số điểm trường từ 177 xuống còn 149, giảm 28 điểm trường. Tổ chức, sắp xếp lại các đơn vị trường học mầm non, phổ thông trực thuộc huyện, sau khi thực hiện sáp nhập, số lượng trường học trong huyện giảm từ 48 xuống còn 34 trường. (rà soát số liệu chuẩn)
Xây dựng và triển khai Đề án Trường trọng điểm chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện Tân Uyên giai đoạn 2021-2025 là điểm đột phá, sáng tạo của ngành giáo dục Tân Uyên. Nhận được sự quan tâm, đồng thuận của các cấp ủy Đảng, Chính quyền các cấp và Nhân dân trên địa bàn huyện. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tâm huyết, tận tụy, trách nhiệm, yêu nghề, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đến nay, 100% cán bộ quản lý của 02 đơn vị trường đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó 95,1% giáo viên Trường Tiểu học số 1 và 100% giáo viên Trường THCS đạt chuẩn và trên chuẩn. Cùng với đó huyện quan tâm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tạo sự chuyển biến về chất lượng giáo dục. Xây dựng, bồi dưỡng, chỉ đạo thành lập đội tuyển học sinh 2 trường tham gia các cuộc thi và đạt kết quả cao so với mục tiêu Nghị quyết đề ra. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học từng bước được đầu tư theo hướng chuẩn hóa, hiện đại, đáp ứng yêu cầu giáo dục. Việc triển khai, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết đã tạo sự đồng thuận, ủng hộ của Nhân dân, thể hiện sự đúng đắn, hiệu quả khi triển khai, thực hiện Nghị quyết.
 

Ảnh: Giờ học ngoại khóa của các em Trường THCS thị trấn Tân Uyên
 

Với những kết quả đã đạt được trong công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện trong thời gian qua có công không nhỏ của lớp lớp các thầy cô giáo đã và đang tận tụy với công việc; có ý thức nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực nghề nghiệp, hoàn thành công việc được giao; góp phần tích cực vào sự thành công của quá trình đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Sau 10 năm Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương đi vào cuộc sống, ngành giáo dục huyện Tân Uyên đã có sự phát triển mạnh mẽ. Cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư, đội ngũ không ngừng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, nhiều hoạt động giáo dục được triển khai, đổi mới mạnh mẽ về phương pháp và cách thức tổ chức dạy học, thực hiện triệt để phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục đối với cấp xã và các cơ sở giáo dục, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.
Đồng chí Nguyễn Tuấn Anh - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện cho biết: Trong thời gian tới ngành giáo dục huyện Tân Uyên xác định. Tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trên cơ sở đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ đảng viên và Nhân dân trong việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Cụ thể hóa các nội dung của Nghị quyết số 29-NQ/TW linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Bám sát định hướng phát triển giáo dục và đào tạo trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng để triển khai thực hiện thành công Nghị quyết. Tăng cường sự quản lý của UBND huyện, sự phối hợp của các cơ quan liên quan trong việc thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW và Chương trình hành động số 69-CTr/TU; Kế hoạch số 65-KH/HU.

 


Tác giả: Nguyễn Thường
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT tỉnh mà bạn quan tâm nhất?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 596
Hôm qua : 889