• gggg_67af9c1ebb
  • 7_fc19a8f14e
  • TANUYEN2_94f320dc9a
  • TAU2_0e1f9c8391
  • 5_a2ca8e4da3
  • 4_1572ca87ff
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nâng cao chất lượng giáo dục vùng đặc biệt khó khăn

Thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020” ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Tân Uyên tập trung đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới phương pháp dạy học, làm tốt công tác huy động học sinh ra lớpvafQua đó, chất lượng dạy và học chuyển biến tích cực, rút ngắn khoảng cách giáo dục giữa các vùng miền. Trước khi thực hiện Đề án, huyện Tân Uyên có 5/10 xã đặc biệt khó khăn gồm: Mường Khoa, Nậm Cần, Nậm Sỏ, Tà Mít, Hố Mít. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự nghiệp giáo dục của huyện đạt được những thành quả nhất định. Hệ thống trường, lớp học, thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ bản đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên, quy mô mạng lưới trường lớp, chất lượng học sinh, cơ sở vật chất vùng đặc biệt khó khăn của huyện chưa đáp ứng yêu cầu. Trong đó, tỷ lệ phòng kiên cố, bán kiên cố thấpớmí đạt60,1%, phòng tạm, nhờ chiếm tỷ lệ cao chiếm 39,9%, các phòng chức năng, phòng học bộ môn thiếu so với nhu cầu; tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp đạt thấp, đặc biệt là tỷ lệ huy động học sinh lớp 9 tốt nghiệp THCS vào học lớp 10 chỉ đạt 37,19%; 1/22 trường đạt chuẩn Quốc gia.


       Ảnh: Giời ngoại khóa Trường PTDTBT Tiểu học xã Mường Khoa
    

Trước những thách thức, khó khăn đặt ra, nhiệm vụ trước tiên là các đơn vị Nhà trường quy hoạch mạng lưới trường lớp, ổn định nhân sự, xác định nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn. Theo đó, huyện chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, các nhà trường phối hợp với địa phương tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò của giáo dục đến các cấp, ngành và Nhân dân. Ban hành kế hoạch, chuyên đề về giáo dục, trong đó có kế hoạch thực hiện “Đề án nâng cao chất lượng giáo dục vùng đặc biệt khó khăn”. Hằng năm, UBND các xã, thị trấn đưa chỉ tiêu về giáo dục vào kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội để tổ chức triển khai, thực hiện đạt hiệu quả. Đội ngũ giáo viên là chìa khóa nâng cao chất lượng giáo dục, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện khảo sát, phân loại, tăng cường công tác bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên thông qua việc xây dựng và thực hiện chuyên đề dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Riêng năm học 2019-2020, Phòng đã tổ chức Hội nghị học tập chuyên sâu cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục. Toàn ngành tổ chức được 24 Hội nghị; số người tham gia học tập 1.391/1.481 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Tạo điều kiện tham gia bồi dưỡng về chuyên môn tại Sở đối với giáo viên cấp THCS, bồi dưỡng chuyên môn tại Trường đối với ngành học Mầm non và Tiểu học. Nhờ vậy, chất lượng giáo viên từng bước nâng lên, đáp ứng yêu cầu dạy và học của nhà trường. Đồng chí Bùi Thị Lan - Phó Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tân Uyên cho biết: Để nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó, Phòng chỉ đạo các Nhà trường tổ chức ôn tập, phụ đạo cho học sinh trước năm học mới để nâng cao chất lượng đầu vào các khối lớp. Đổi mới phương pháp dạy học gắn với dạy học theo đối tượng vùng miền. Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh tham gia học tập, ngành Giáo dục huyện Tân Uyên đã làm tốt công tác huy động học sinh khối 3, 4, 5 ở điểm trường lẻ về trung tâm học. Năm học 2017-2018 huy động 836/1882 học sinh đạt 44,4%; năm học 2018-2019 huy động 977/1166 học sinh đạt 83,8%, năm học 2019-2020 huy động 1010/1151 học sinh đạt 87,7% . 
    

Ảnh: Một giờ học tại trường PTDTBT Tiểu học xã Hố Mít
     

Năm học 2019- 2020 là năm xã đặc biệt khó khăn của huyện có 14 trường / 262 lớp/7191 học sinh, trong đó trường Mầm non: 5 trường/ 80 lớp/ 1872 trẻ; Tiểu học: 4 trường/ 112 lớp/ 2807 học sinh; THCS: 4 trường/55 lớp/ 2131 học sinh; TH&THCS: 01 trường/15 lớp/ 381 học sinh. So với năm 2015 giảm 8 trường, 59 lớp, tăng 365 học sinh. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên vùng đặc biệt khó khăn có 521 đồng chí. Trong đó CBQL: 40 đồng chí; giáo viên 429 đồng chí; nhân viên 52 đồng chí. Hàng năm phối hợp với Ban Quản lý dự án huyện lập kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, nhà lớp học trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tính đến ngày 30/12/2020 giảm 140 phòng tạm, tăng 129 phòng kiên cố, 09 phòng bán kiên cố; phòng ở bán trú cho học sinh tăng 42 phòng; nhà bếp tăng 29 nhà; phòng ăn giảm 47 phòng; công trình vệ sinh tăng 40 công trình so với năm 2015. Ban hành Kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2016-2020, giai đoạn 2020-2025. Tập trung chỉ đạo, xây dựng hoàn thiện các tiêu chí trường chuẩn quốc gia vùng ĐBKK. Kết quả: Tính đến 30/12/2020 toàn huyện có 7/14 Trường đạt chuẩn quốc gia đạt 50% tăng 06 Trường so với năm 2016, trong đó MN: 3/5 trường, TH: 2/4 trường, THCS: 2/5 trường. Phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi, đạt chuẩn 5/5 xã, tỉ lệ 100%. Phổ cập giáo dục Tiểu học: Mức độ 2, mức độ 3 đạt 5/5 xã đạt 100, tăng 5 xã đạt mức độ 3 so với năm học 2015-2016. Phổ cập giáo dục Trung học Cơ sở: Mức độ 1, mức độ 2 đạt 5/5 xã, tăng 5 xã mức độ 2 so với năm học 2015-2016. 5/5 xã duy trì XMC mức độ 1. Thực hiện nghiêm túc việc giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 trên cơ sở đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ở Trung học phổ thông theo sự chỉ đạo của các cấp. Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động Trung tâm học tập cộng đồng, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn huyện; củng cố kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học và Trung học Cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xoá mù chữ cho người lớn, góp phần nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo điều kiện cho Nhân dân được học tập suốt đời. Kết quả phân luồng năm học 2019-2020 các trường vùng ĐBKK đạt 73,5%.  
     

Ảnh: Công tác phân luồng học sinh tại xã Mường Khoa
     

Ngoài công tác chuyên môn dạy và học, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện còn thực hiện tốt công tác bán trú. Tính đến 30/12/2020, có 05 trường Phổ thông Dân tộc bán trú với 2467 em học sinh bán trú . 5/5 trường Mầm non tổ chức cho trẻ ăn 2 bữa/ngày, tổng số trẻ ăn 1872 trẻ đạt 100%. Công tác nuôi dưỡng học sinh đảm bảo, đủ phòng ở và các trang thiết bị phục vụ ăn, nghỉ. Các đơn vị Nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi dân gian, tạo cơ hội cho học sinh thể hiện năng khiếu, góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Thường xuyên giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trồng rau, chăm sóc cây xanh. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được nêu cao, đảm bảo chế độ ăn cho học sinh 3 bữa ngày, 100% đơn vị trường có nhân viên y tế thường xuyên theo dõi, chăm sóc sức khỏe cho học sinh. Công tác quản lys học sinh được tăng cường, đảm bảo có cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên bảo vệ trực quản lý học sinh, hướng dẫn học sinh trong giờ tự học. An ninh khu bán trú được đảm bảo, trong năm học 100% các đơn vị Nhà trường đảm bảo an ninh trật tự cho học sinh. 
   

Ảnh: Bữa ăn bán trú tại Trường Mầm Non xã Nậm Sỏ
   

 Để có được những kết qua đó, trong những năm qua Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các cơ quan, ban ngành đoàn thể huyện trong công tác tuyên truyền và nâng cao chất lượng giáo dục vùng đặc biệt khó khăn. Chỉ đạo quyết liệt và thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường thuộc xã đặc biệt khó khăn như: Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục. Thực hiện lựa chọn nội dung dạy học phù hợp nhận thức học sinh; đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá và tư vấn tại các trường theo cách thức từ lý thuyết gắn thực tiễn đến minh họa cụ thể.  Sau 5 năm thực hiện kế hoạch, nhận thức của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục về nâng cao chất lượng giáo dục vùng đặc biệt khó khăn được nâng lên, bước đầu hình thành các quan điểm: Giáo dục hướng tới kết quả đầu ra, lấy trẻ, người học làm trung tâm, dạy học phát huy năng lực người học. Công tác quản lý và chỉ đạo của các đơn vị dần đi vào chiều sâu, trên cở sở áp dụng hài hòa giữa khoa học quản lý và thực tiễn. Lãnh đạo các đơn vị đã ý thức rõ tầm quan trọng của công tác tham mưu, nhất là công tác lập kế hoạch trong việc tổ chức các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và tổ chức nuôi dưỡng học sinh bán trú. Trong quá trình thực hiện đã đạt được những kết quả nhất định, chất lượng giáo dục vùng đặc biệt khó khăn của các cấp học có sự chuyển biến tích cực. 
     

Ảnh: Khen thưởng cho các học sinh có thành tích trong học tập
     

Bằng các giải pháp đồng bộ, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, nhà giáo, sau 5 năm thực hiện Đề án, chất lượng giáo dục các trường vùng khó của huyện Tân Uyên nâng lên rõ rệt. Có 41/ 46 chỉ tiêu thực hiện đạt và vượt kế hoạch, nhiều trường có sự chuyển biến, một số chỉ tiêu đã đạt và vượt so với các trường vùng II như: Tỷ lệ học sinh bỏ học giảm, tỷ lệ học sinh đạt điểm trung bình trở lên được nâng lên. Chất lượng giáo dục chuyển biến tích cực, đặc biệt là chất lượng giáo dục mũi nhọn. Huyện được công nhận xóa mù chữ, đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học, phổ cập giáo dục THCS, phổ cập Mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Chất lượng đội ngũ ngày càng nâng cao. Các trường đã quan tâm nâng cao chất lượng mũi nhọn, trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi năm học 2018-2019 có 45 học sinh đạt giải cấp huyện, 12 em đạt giải cấp tỉnh, tăng 32 giải cấp huyện và 7 giải cấp tỉnh so với năm học 2015-2016. Những thành quả này đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo tại huyện Tân Uyên nói riêng và ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu nói chung ngày một phát triển đi lên./.


    
    


Tác giả: Nguyễn Thường - Xuân Thắng
Nguồn:tanuyen.laichau.gov.vn Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT tỉnh mà bạn quan tâm nhất?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 307
Hôm qua : 889