• gggg_67af9c1ebb
  • 7_fc19a8f14e
  • TANUYEN2_94f320dc9a
  • TAU2_0e1f9c8391
  • 5_a2ca8e4da3
  • 4_1572ca87ff
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chặng đường 13 năm của Ngành Giáo dục Tân Uyên trong sự nghiệp trồng người

Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu của chiến lược xây dựng và phát triển đất nước. Trong đó, thầy cô giáo là “Người chiến sỹ trên mặt trận tư tưởng văn hóa” mang hết công sức và trí tuệ để đào tạo con người - vốn quý nhất trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập Quốc tế. Để xứng đáng với sự tôn vinh của xã hội “Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý” và thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ kính yêu “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, 40 năm qua những thế hệ nhà giáo huyện Tân Uyên đã không ngừng học tập, rèn luyện, sáng tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong sạch, vững mạnh, tạo động lực thúc đẩy, đổi mới mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục, đào tạo, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển huyện Tân Uyên.


Ảnh; Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch nước, Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ đến thăm trường Nội trú huyện Tân Uyên


Truyền thống “Tôn sư, trọng đạo” đã được bao thế hệ học trò Việt Nam gìn giữ như một ngọn lửa thiêng, một đạo lý tốt đẹp của dân tộc. Hình ảnh thầy cô giáo vẫn luôn được xã hội tôn vinh, được ví như người lái đò cần mẫn đưa biết bao thế hệ học trò qua dòng sông tri thức và tâm hồn.
Năm 1946, tổ chức quốc tế của các nhà giáo tiến bộ với tên gọi “Liên hiệp quốc các công đoàn giáo dục” đ¬ược thành lập. Năm 1954, Công đoàn ngành giáo dục quốc tế đã nhất trí và thông qua bản Hiến ch¬ương các nhà giáo. Tháng 8 năm 1957, tại Vác - xa - va, thủ đô n¬ước Cộng hòa Ba Lan, đại diện cho 57 quốc gia đã quyết định lấy ngày 20/11 là ngày Hiến chư¬ơng các nhà giáo. 
Ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ tr¬ưởng nay là Chính phủ đã quyết định lấy ngày 20/11 hằng năm là ngày Nhà giáo Việt Nam, để ghi nhận, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với những người làm công tác giáo dục. Cùng với sự quan tâm của các cấp, các ngành và toàn xã hội đối với nghề giáo, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục của tỉnh Lai Châu nói chung và huyện Tân Uyên nói riêng trong những năm qua đã không ngừng sáng tạo, góp phần to lớn cho việc đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng quê hương đất nước. Kế thừa và phát huy truyền thống 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, ngành Giáo dục huyện Tân Uyên đã thi đua dạy tốt, học tốt và đạt được nhiều thành tích, quan trọng; tiếp tục khẳng định vị thế của ngành Giáo dục - Đào tạo, xứng đáng với niềm tin của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Tân Uyên.


    

Ảnh: Đồng chí Lò Văn Biên trao Bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể cá nhân có thành tích xuất sắc trong năm học 2021 - 2022


    Đồng chí Lò Văn Biên - Ủy viên BTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11 hàng năm là dịp tôn vinh nghề “Trồng người”, tôn vinh những người thầy đã và đang ngày đêm miệt mài đào luyện thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước; vinh danh các gương điển hình tiên tiến trong sự nghiệp giáo dục, đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, khơi dậy tình cảm, đạo đức và truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”; đề cao trách nhiệm của nhà giáo trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ; nhắc nhở mọi người luôn ghi nhớ công ơn của người thầy và là dịp để các cấp ủy Đảng, chính quyền và toàn xã hội thể hiện sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp trồng người.
Là một huyện nằm ở phía Đông Nam tỉnh Lai Châu, cách thành phố Lai Châu khoảng 60 km, huyện Tân Uyên là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Những năm qua, dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng vượt lên tất cả, với lòng nhiệt huyết vì sự nghiệp trồng người, vì học sinh thân yêu, các thầy giáo, cô giáo cùng Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Tân Uyên luôn nỗ lực, sáng tạo, khắc phục mọi khó khăn, tạo nhiều chuyển biến, nâng cao chất lượng dạy và học. 
Trải quả 40 năm mùa hoa hiến chương nhà giáo, đặc biệt là từ khi thành lập huyện năm 2009 đến nay, nhiều thế hệ thầy cô giáo trên địa bàn huyện Tân Uyên đã và đang miệt mài bao đêm bên trang giáo án, để trèo lái con đò tri thức cho đàn em thân thương cập bến bờ hạnh phúc đi đến những chân trời tươi sáng, mở ra cả hoài bão và ước mơ. Cùng với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước thì những tình cảm và trách nhiệm đó của các cô thầy, đã tạo dựng nên bao thành tích cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo nói riêng và Chương trình xây dựng NTM của huyện Tân Uyên nói chung, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện. 


Ảnh: Ngôi trường Tiểu học số 1 thị trấn Tân Uyên


Năm học 2022 - 2023, tiếp tục duy trì quy mô phát triển giáo dục, toàn huyện có 35 trường, 623 lớp, 18.485 HS, trong đó 11 trường Mầm non, 181 nhóm, lớp, 4406 cháu, (02 nhóm trẻ tư thục, 21 trẻ); trường Tiểu học 10 trường, 265 lớp, 7088 HS, THCS có 10 trường/129 lớp, 5288 HS, 01 trường liên cấp 14 lớp, 377 học sinh; trường THPT có 23 lớp, 975 HS; trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện: 08 lớp, 250 HS; Trung tâm Giáo duc nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên: 03 lớp,101 HS. Toàn ngành hiện có 1375 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; tỷ lệ đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cơ bản đã đạt chuẩn và trên chuẩn, có tinh thần, ý thức trách nhiệm, tận tụy, tận tâm với ngành, nỗ lực phấn đấu, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và đạt được những thành quả đáng trân trọng. Trong đó chất lượng giáo dục ở các cấp học được nâng lên, giáo dục đại trà ổn định và từng bước nâng lên vững chắc, chất lượng giáo dục mũi nhọn được duy trì và có bước đột phá cả về số lượng và chất lượng. Năm học 2021 - 2022, 100% học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học; 100% học sinh tốt nghiệp THCS; 99,7%  học sinh tốt nghiệp THPT. Toàn huyện có 226 học sinh giỏi cấp huyện, 11 giải/23 sản phẩm khoa học, kỹ thuật cấp huyện, có 16 học sinh giỏi cấp tỉnh, 09 giải/9 sản phẩm đạt khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh; Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học THPT, GDTX, học nghề đạt 78,7%. Công tác phổ cập giáo dục được duy trì và ngày càng nâng cao về chất lượng. Bên cạnh đó, Ngành Giáo dục huyện đã đẩy mạnh thực hiện quy hoạch hệ thống trường lớp phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nhiều trường học khang trang, sạch đẹp, từng bước đáp ứng được yêu cầu dạy và nhu cầu đến trường của học sinh, tỷ lệ phòng học kiên cố toàn ngành đến nay đạt 99,7%. Quan tâm thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa trong các cơ sở giáo dục, đến nay toàn huyện có 26/34 trường đạt chuẩn quốc gia đạt 76,5%, trong đó có 04 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ độ 2, 100% đơn vị được công nhận trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích; 100% đơn vị trường đạt chuẩn đơn vị văn hóa; 34/35 trường được Sở Giáo dục và Đào tạo công nhận trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn đạt 97,1%. Phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập ngày càng phát triển sâu rộng với 234 chi hội Khuyến học/14.863 hội viên.


Ảnh; Tiết học của trường THCS thị trấn Tân Uyên


Thực hiện Nghị quyết Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025, Ngành đã chỉ đạo xây dựng và triển khai Đề án trường trọng điểm chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện Tân Uyên giai đoạn 2021-2025 là điểm đột phá, sáng tạo của ngành Giáo dục Tân Uyên, nhận được sự quan tâm, đồng thuận của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và nhân dân trên địa bàn huyện. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tâm huyết, tận tụy, trách nhiệm, yêu nghề, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tỷ lệ giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên đạt 72,8%. 
    Lớp lớp nhà giáo Tân Uyên, sau những năm cống hiến cho sự nghiệp “Trồng người” được nghỉ công tác, vẫn tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp nhà giáo: Sống ân cần, trách nhiệm với gia đình, với hàng xóm, với đồng nghiệp, vẫn mong muốn đóng góp một phần công sức còn lại của mình cho sự nghiệp giáo dục. Tự hào về truyền thống nhà giáo, chúng ta càng tự hào về truyền thống của dân tộc. 
    Cứ đến ngày 20/11 hàng năm là ngày các thế hệ học sinh lại có dịp tri ân các thầy cô giáo, được ví như những con đò chở chữ, vun trồng tri thức khoa học và tri thức làm người cho các em học sinh; những người mà cả cuộc đời gắn liền với những trang giáo án, phấn trắng, bảng đen, để rồi sau những ngày miệt mài trên bục giảng niềm vui đem về là sự trưởng thành của các em học sinh thân yêu. Đây cũng là dịp để các em tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những thầy cô giáo đã góp biết bao công sức và tâm huyết cho sự nghiệp giáo dục huyện Tân Uyên.


Ảnh: Đồng chí Bùi Huy Phương - TUV, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện tặng hoa chúc mừng các thầy cô giáo nhân ngày 20/11 


    Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách quan tâm, hỗ trợ, tạo mọi điều kiện chăm lo cho học sinh dân tộc vùng khó khăn. Cùng với đó là sự quan tâm tạo mọi điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyền truyền vận động nhân dân, huy động nhiều nguồn lực, vận động xã hội hóa đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học. Do vậy các đơn vị trường học vùng khó của huyện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu chất lượng chăm sóc, nuôi dạy, chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn, giáo dục vùng khó khăn trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến tích cực. Khoảng cách chất lượng giáo dục vùng khó khăn và vùng thuận lợi tiếp tục được thu hẹp, chất lượng giáo dục đại trà từng bước nâng cao


Ảnh: Cờ của Thủ tướng Chính phủ tặng trường Tiểu học số 1 thị trấn Tân Uyên


Suốt chặng đường 13 năm xây dựng và phát triển của Ngành Giáo dục huyện Tân Uyên, các thế hệ thầy giáo, cô giáo trong Ngành Giáo dục Tân Uyên đã không ngừng phấn đấu trong công tác đào tạo; nhiều cá nhân, tập thể được Đảng, Nhà nước, được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động; Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành tặng Bằng khen và nhiều danh hiệu cao quý khác.
    Kế thừa những thành tựu 40 năm của các thế hệ nhà giáo đi trước cùng với sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện, với những khó khăn trước mắt, nhất là những thách thức đặt ra của Ngành Giáo dục trong bối cảnh công nghệ 4.0, nhưng tin tưởng rằng tiếp bước các thế hệ đi trước bằng tình yêu nghề, những người lái đò thầm lặng. Huyện Tân Uyên sẽ tiếp tục nỗ lực, cố gắng hơn nữa trong sự nghiệp dạy chữ, dạy người, thắp lên ngọn lửa say mê học tập cho học sinh, khơi dậy cho các em khát khao lập thân lập nghiệp, cống hiến vì quê hương đất nước, hoàn thành nhiệm vụ lớn lao mà Đảng, Nhà nước và Bác Hồ đã giao phó “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, xứng đáng với niềm tin yêu, với truyền thống hiếu học của Nhân dân các dân tộc huyện Tân Uyên Anh hùng.

 


Tác giả: Nguyễn Thường
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bản đồ
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT tỉnh mà bạn quan tâm nhất?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 35
Hôm qua : 303