• gggg_67af9c1ebb
  • 7_fc19a8f14e
  • TANUYEN2_94f320dc9a
  • TAU2_0e1f9c8391
  • 5_a2ca8e4da3
  • 4_1572ca87ff
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tài nguyên thiên nhiên

         1.1. Tài nguyên đất đai
Theo kết quả đánh giá tài nguyên đất cho thấy huyện Tân Uyên có các nhóm đất chính, cụ thể như sau:
- Nhóm đất Feralit đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (Fs) là nhóm đất lớn nhất, khoảng 30.509,17 ha, chiếm 34,0% diện tích tự nhiên.
- Nhóm đất Feralit đỏ vàng trên đá mác ma axít (HFa) có trên 14.088,16 ha, chiếm 15,7% diện tích tự nhiên. 
- Nhóm đất mùn vàng xám trên đá cát (Fp) có khoảng 1.893,36 ha, chiếm 2,11% diện tích tự nhiên.
- Nhóm đất mùn vàng nhạt trên đá cát (HFp) có trên 7.717,12 ha, chiếm 8,6% diện tích tự nhiên.
- Nhóm đất mùn alít trên núi cao (Ha) có khoảng 6.550,50 ha, chiếm 7,3% diện tích tự nhiên.
- Nhóm đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (HFs) có khoảng 21.805,15 ha, chiếm 24,3% diện tích tự nhiên.
- Nhóm đất phù sa sông suối (P) và các loại đất khác như: Đất nâu đỏ trên đá mác ma bazơ (Fk), đất đỏ nâu trên đá vôi (Fv) có khoảng 7.169,39 ha, chiếm 7,99% diện tích tự nhiên. 
 1.2. Tài nguyên nước
- Nước mặt:
Thuộc lưu vực sông Nậm Mu (phụ lưu cấp 1 của sông Đà) với nhiều con suối lớn, nhỏ nên Tân Uyên có nguồn tài nguyên nước mặt rất lớn, đáp ứng yêu cầu sản xuất và sinh hoạt, đồng thời còn là tiềm năng để phát triển thủy điện nhỏ.
Mặc dù nguồn nước mặt của huyện khá phong phú về mùa mưa. Nhưng vào mùa khô lượng dòng chảy chỉ chiếm khoảng 20% tổng lượng dòng chảy trong năm. Nên dẫn đến tình trạng thiếu nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất vào những tháng mùa khô, đặc biệt ở vùng núi cao. 
- Nước ngầm: 
Hiện nay tài nguyên nước ngầm ở Tân Uyên chưa được khảo sát, đánh giá đầy đủ, nhưng theo tài liệu địa chất trong khu vực cho thấy trên địa bàn huyện có nước ngầm và ở mức độ không sâu (nhất là vùng bãi ven sông, suối). Tuy nhiên trữ lượng nước không lớn, một số nơi có thể khai thác phục vụ cho sinh hoạt thông qua hình thức sử dụng giếng khoan, giếng đào.
1.3. Tài nguyên rừng
Theo kết quả thống kê đất đai năm 2018 (tính đến ngày 31/12/2018) diện tích đất lâm nghiệp của huyện có 34.303,62 ha. Gồm: 14.738,61 ha đất rừng phòng hộ, 6.612,39 ha đất rừng đặc dụng và 12.952,62 ha đất rừng sản xuất. Diện tích rừng tập trung chủ yếu trên những dãy núi cao thuộc khu vực rừng đặc dụng, rừng phòng hộ tại các xã Phúc Khoa, Mường Khoa, Trung Đồng, Hố Mít, Pắc Ta, thị trấn Tân Uyên và phần đệm vườn Quốc gia Hoàng Liên. 
Rừng của huyện thuộc loại rừng nhiệt đới với quần thể thực vật khá phong phú, trong đó có một số loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao như lát, pơmu… Ngoài việc trồng rừng lấy gỗ, một số diện tích rừng phù hợp với việc phát triển trồng cây thảo quả, tập trung ở các xã Hố Mít, Phúc Khoa, Mường Khoa, Trung Đồng.
1.4. Tài nguyên khoáng sản 
Theo kết quả điều tra sơ bộ, Tân Uyên có các nhóm khoáng sản và nguồn nước nóng cụ thể như sau:
- Vàng:
+ Vàng gốc: Tập trung chủ yếu tại địa bàn xã Pắc Ta ước tính diện tích có quặng khoảng 500 ha nhưng trữ lượng nhỏ, hàm lượng thấp.
+ Vàng sa khoáng: Tập trung chủ yếu tại các sông suối thuộc địa bàn các xã Nậm Cần, Nậm Sỏ, Tà Mít.
- Vật liệu xây dựng:
+ Đá làm vật liệu xây dựng: Phân bố rải rác ở các xã Pắc Ta, Thân Thuộc, Trung Đồng, Nậm Cần, quy mô các điểm mỏ không lớn.
+ Cát, sỏi xây dựng: Phân bố dọc theo các bãi bồi 2 bên bờ và lòng sông, suối chủ yếu ở các xã Phúc Khoa, Mường Khoa, Nậm Cần, Pắc Ta. 
- Nguồn nước nóng: Trên địa bàn huyện đã phát hiện 04 điểm nguồn nước nóng ở bản Phiêng Phát 3, xã Trung Đồng; bản Nà Ban, xã Thân Thuộc; bản Nà Ún, xã Pắc Ta; bản Hua Chăng, thị trấn Tân Uyên.
 



Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Bản đồ
Bình chọn
Thông tin nào trên Cổng TTĐT tỉnh mà bạn quan tâm nhất?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 492
Hôm qua : 630